Nơi đầu sóng’ đã mang Trường Sa về Hà Nội

Đây là nhận xét mộc mạc, dí dỏm nhưng đầy ý nghĩa của nhà thơ Trần Đăng Khoa tại Triển lãm ảnh - ra mắt cuốn sách mang tên “Nơi đầu sóng” vừa được khai mạc vào chiều 30/8.

Triển lãm ảnh, ra mắt sách Nơi đầu sóng khai mạc lúc chiều ngày 30/8 tại 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội. Chương trình được thực hiện nhân dịp 74 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2019). Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương phối hợp cùng Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học phối hợp thực hiện chương trình.

 

Triển lãm mang tới những hình ảnh mới nhất, phản ánh trung thực các mặt hoạt động tại Trường Sa, Nhà giàn DK1, các lực lượng trên biển. Đặc biệt hình ảnh đầy đủ 15 Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc được giới thiệu tới công chúng.

 

Các bức ảnh trong triển lãm do kỹ sư Trần Vũ Thành và các nhiếp ảnh gia, nhà báo thực hiện. Ngoài ảnh, triển lãm còn trưng bày các hiện vật về quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 như mô hình tàu, vật phẩm làm từ vỏ ốc biển, quả bàng vuông…

Buổi khai mạc triển lãm cũng là lễ ra mắt sách Nơi đầu sóng. Cuốn sách là 21 tản văn của nhà thơ Lữ Mai viết về những điều chị thấy, cảm nhận được trong chuyến công tác ra Trường Sa mùa hè vừa qua. Mỗi bài viết đều tái hiện cuộc sống và người chiến sĩ trên đảo, tại Nhà giàn, trên những con tàu. Những câu chuyện giản dị ấy cho phép người đọc phần nào hình dung sự sống nơi đầu sóng. Cuốn sách cũng tập hợp nhiều bức ảnh đẹp của kỹ sư Trần Vũ Thành.

 

Phát biểu tại lễ ra mắt cuốn sách "Nơi đầu sóng", nhà thơ Trần Đăng Khoa đã chia sẻ: "Thật hạnh phúc khi hôm nay chúng ta được đến với Trường Sa. Chúng ta có mặt ở Trường Sa mà không phải lên tàu, không phải vượt sóng, bởi các nghệ sĩ tài năng đã mang Trường Sa về Hà Nội. Chúng ta có thể ngắm, nhìn và cảm nhận một cách đầy đủ nhất về Trường Sa hôm nay.

 

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đánh giá cao sự kết hợp của hai tác giả trong sách: “Những gì trực quan nhất được Trần Thành thể hiện qua ảnh. Còn những gì chúng ta không thấy được bằng mắt, đã có ngôn từ của Lữ Mai dẫn lối tới cảm xúc sâu lắng”.

 

Tác giả Trần Thành là một kỹ sư yêu biển đảo, anh là chủ nhiệm các công trình ý nghĩa hướng về Trường Sa như: Máy lọc nước biển thành nước ngọt, máy ép rác C-Sea, công nghệ vi sinh xử lý môi trường… Tính đến nay, anh có 8 lần đi Trường Sa qua các mùa, tích lũy được nhiều trải nghiệm, luôn đau đáu những ý tưởng, giải pháp hữu ích để cải thiện cuộc sống tinh thần và vật chất cho quân dân nơi đảo xa, nhà giàn DK1.

 

Nhà thơ, nhà báo Lữ Mai hiện công tác tại Ban Văn hóa - Văn nghệ Báo Nhân Dân. Chị là tác giả của 6 tập sách, đa dạng về thể loại như: Thơ, truyện ngắn, tản văn… Tháng 5/2019, chị đã có chuyến công tác Trường Sa trên tàu KN 490.

                                  

Lượt xem: 290
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN