Cuốn sách hay về cách dạy viết văn cho trẻ

"Tôi đã tình cờ viết một cuốn sách như thế nào" gợi cảm hứng về kỹ năng viết văn, giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, đồng thời phát hiện những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.

Tôi đã tình cờ viết một cuốn sách như thế nào của nữ nhà văn Hà Lan Annet Huizing là câu chuyện ngọt ngào, cảm động về cô bé 13 tuổi muốn trở thành nhà văn.

Trong khi học viết cuốn sách đầu tiên của mình, Katinka cũng học được cách vượt qua nỗi đau sau khi mẹ qua đời và những thay đổi trong gia đình.

Cuốn sách được trao giải bạc Sách hay của Hà Lan năm 2015, NXB Kim Đồng phát hành tại Việt Nam năm 2020 qua phần chuyển ngữ của dịch giả Hằng Nga.

Toi da tinh co viet mot cuon sach nhu the nao anh 1
Sách Tôi đã tình cờ viết một cuốn sách như thế nào. Ảnh: NXB Kim Đồng.


Cách trình bày độc đáo
Một phần câu chuyện về cô bé Katinka cố gắng làm quen cách sống không còn mẹ. Phần còn lại là những chỉ dạy về cách viết văn thông qua lời khuyên của nữ nhà văn nổi tiếng Lidwien, hàng xóm của Katinka.

Hai yếu tố này đan xen qua cách trình bày: Dùng màu chữ đen bình thường trong câu chuyện về cuộc sống của cô bé, còn phần chữ đỏ cuối chương là những lời khuyên về cách viết văn, diễn tả lại chính câu chuyện cuộc sống phần trước đó.

Những lời khuyên này thực sự tuyệt vời, ngắn gọn, đơn giản mà hữu ích, như lời một cô giáo cấp một, đồng thời rất gắn kết thực tế mà Katinka muốn phản ánh vào những trang viết của mình.

Thật tuyệt vời khi chứng kiến cô bé 13 tuổi tiếp xúc văn học một cách ngây thơ và quyết liệt trong khu vườn xanh mát của nữ nhà văn già Lidwien với tách trà, bên chân là những chú mèo béo mập.

Bất chấp nỗi buồn to lớn của một đứa bé mồ côi mà Katinka mang theo bên mình, người đọc sẽ cảm thấy hơi ghen tị với nhân vật chính.

Thật may mắn biết bao nếu tất cả người trẻ tuổi thích viết lách đều có hướng dẫn kinh nghiệm như bà Lidwien, người rất vui vẻ và tử tế khi dành thời gian cho Katinka về những lời khuyên quan trọng nhất để viết cuốn sách.

Những lời khuyên để viết
Những phần in đỏ trong cuốn sách thực sự là cẩm nang ngắn gọn và hữu ích cho những người viết, cũng là phần giá trị nhất của cuốn sách này:

- “Show, don’t tell” - Hãy để độc giả cảm nhận hơn là nói tuột ra với họ. Đừng nói rằng nhân vật chính của bạn đang buồn lắm, mà hãy tả cô bé lê bước trên phố với đôi vai trĩu xuống như thế nào.

- Bắt đầu truyện bằng cảnh khiến người đọc tò mò để họ bị hút vào câu chuyện.

- Nếu muốn độc giả giở sang trang sau, phải có gì còn chưa tỏ để họ đoán.

- Sẽ thú vị hơn nhiều nếu nhân vật sống dậy từng chút một và dần dần được khoác trên mình các chi tiết.

- Chỉ nên kể vừa đủ khiến độc giả còn tò mò. Là một tác giả, hãy không chỉ nghĩ về những gì định viết ra, mà còn là những gì sẽ bỏ lại.

- Hãy dùng chi tiết thực. Một người đàn ông làm lành với vợ bằng bó cúc mua vội ở trạm xăng là kẻ thô lỗ (50 bông hồng nhung thì sẽ khác).

- Tất cả nhân vật phụ cũng cần phải có vai trò riêng.

- Một trong những công cụ quan trọng nhất của nhà văn là thời gian: Có thể nhảy đến mười năm sau chỉ trong một câu, hoặc có thể mô tả mười trang về một nụ hôn chỉ dài một phút.

- Hãy dành việc cắt nghĩa cho độc giả.

Toi da tinh co viet mot cuon sach nhu the nao anh 2
Tác giả Annet Huizing. Ảnh: Trouw.Cách lắng nghe cuộc sống
Cuốn sách của Annet Huizing có nhiều tầng lớp và có thể được sử dụng làm tài liệu đào tạo để học viết. Đồng thời, nó cũng chứa một câu chuyện nhân văn về cô bé tuổi teen phải vật lộn để đối phó mất mát khi mẹ đã qua đời mười năm trước. 7 tuổi, em đã phải tự đi mua tất một mình và bố em bắt đầu có bạn gái.

Cách em trút vào những trang viết cũng là cách vượt qua nỗi khó khăn của chính mình, vươn lên và trưởng thành.

Khi Katinka muốn học viết văn, chúng ta có thể thấy đồng thời em muốn đối mặt cuộc sống. Qua những bài học với hàng xóm Lidwien, em viết về những gì đang trải qua, về nối nhớ vòng tay người mẹ dịu hiền, đặc biệt là về Dirkje, bạn gái mới của cha em.

Dần dần, em bắt đầu viết tốt hơn và cũng biết cách xử lý cảm giác mất mát của mình, mở lòng ra với mọi người, với cuộc sống.

“Hạnh phúc thực sự đáng sợ nhưng nó cũng thật tuyệt vời”. Một câu chuyện xinh đẹp và có ích. Một cuốn sách đầy cảm hứng dành cho tuổi trẻ.

Nhà văn Annet Huizing sinh năm 1960, hiện sống trên một nhà thuyền tại Utrecht, Hà Lan. Bà bắt đầu viết từ năm 1997, đã có nhiều sáng tác dành cho bạn đọc trẻ.

Năm 2014, cuốn Tôi đã tình cờ viết một cuốn sách như thế nào xuất bản tại Hà Lan, được bạn đọc nhiều lứa tuổi yêu mến và đã giành giải bạc Sách Hay (năm 2015).

Cuốn sách cũng nhanh chóng được dịch ra các tiếng: Đức, Pháp, Slovenia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc, Italy… và trở thành một trong những tác phẩm được khuyến khích đọc trong các chương trình thư viện dành cho trẻ em.

Lượt xem: 627
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN