Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17

Ngày 17/2 (13 tháng Giêng) sẽ diễn ra Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17, với chủ đề “Sông núi trên vai” hướng về biên cương, hải đảo của Tổ Quốc.

Ngày thơ Việt Nam đã trở thành ngày hội đẹp dịp đầu năm trong gần 20 năm qua. Chương trình diễn ra vào dịp Nguyên tiêu từ 15 đến 21/2/2019 (từ ngày 11 đến ngày 17 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Năm nay, chương trình kết hợp 3 nội dung: Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII.

 

 

Ngày thơ Việt Nam thay vì ngày 15 tháng Giêng như mọi năm, sẽ khai mạc vào ngày 13 tháng Giêng (sáng 17/2). Buổi sáng khai mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội với chủ đề “Sông núi trên vai” hướng về biên cương, hải đảo của Tổ quốc, kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới (17/2/1979-17/2/2019).

 

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến - đại diện Ban tổ chức - cho biết, trong Ngày thơ, toàn bộ pano quanh văn miếu là ảnh chân dung các nhà thơ, các tác phẩm hay về chiến tranh biên giới. Những bài thơ về chiến tranh bảo vệ biên giới sẽ vang lên tại Ngày thơ Việt Nam.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói, chủ đề “Sông núi trên vai” không chỉ bó hẹp nội dung đề tài chiến tranh bảo vệ biên giới, mà nên hiểu theo nghĩa rộng, tình yêu đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong thơ ca.

 

Một số tác phẩm sẽ xuất hiện trong Ngày thơ của các tác giả như: nhà thơ Hữu Thỉnh (2 bài thơ Thư mùa đông (viết về bảo vệ biên giới), Viết từ đảo nhỏ), Trần Đăng Khoa (bài thơ Đỉnh núi), nhà thơ Anh Ngọc (có bài thơ viết tặng cháu bé có cha là nhà báo hy sinh tại chiến tranh biên giới), nhà thơ Y Phương, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Việt Chiến…

 

Bên cạnh Ngày thơ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chương trình năm nay có nhiều hoạt động giao lưu, khám phá văn hóa tại các trường đại học, một số địa phương như Bắc Giang, Quảng Ninh.

 

Với hoạt động quảng bá văn học Việt Nam dịp này, đại diện Ban tổ chức cho biết sẽ có gần 200 đại biểu quốc tế tham dự. Thành phần khách mời gồm nhà thơ, nhà văn, dịch giả, các nhà nghiên cứu, đại diện các nhà xuất bản… Hội nhà văn kỳ vọng các đại biểu đem được hình ảnh, tinh hoa văn học Việt ra thế giới.

 

“Việc dịch sách Việt Nam ra nước ngoài còn hạn chế, nên nhiều bạn bè thế giới chưa hiểu văn chương Việt Nam. Việc quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới là việc cần thiết. Vì thế hội nghị quảng bá lần này được ban tổ chức chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, bài bản hơn”, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói.

 

Để chuẩn bị cho chương trình quảng bá văn học, Ban tổ chức tiến hành biên soạn 3 ấn phẩm: 10 thế kỷ văn học Việt Nam (tác giả Phong Lê), tuyển thơ Việt Nam Sông núi trên vai (gồm 44 tác giả) và tuyển tập truyện ngắn hiện đại Một loài chim trên sóng (22 tác giả). Các ấn phẩm trên đều được in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh làm tài liệu chính thức để các đại biểu nghiên cứu tiếp cận, tìm hiểu và quảng bá văn học Việt Nam đến với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Lượt xem: 266
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN