“Nam Văn nữ Thị” trong tên của người việt

“Văn” và “Thị” là hai tên đệm phổ biến nhất với người Việt. Đến nay, hai tên đệm này vẫn còn gây nhiều tranh cãi về ý nghĩa thật sự của nó.

Bạn hãy lấy căn cước ra và xem họ tên đầy đủ của mình, với Nam khả năng cao bạn sẽ thấy chữ “Văn”, còn với nữ sẽ thấy chữ “Thị”. Văn và Thị là hai tên đệm phổ biến nhất nhì trong tiếng Việt.

 

 

Theo khảo sát của tác giả Nguyễn Anh Đức có hơn 50% trong 10.000 nữ sinh có chữ “THỊ” trong tên. Và không khó khăn gì để bạn tìm ít nhất 5 nam nhân nổi tiếng có chữ “VĂN” trong tên ( Phạm Văn Đồng, Cao Văn Lầu, Chu Văn An, Hoàng Văn Thụ, Lê Văn Sỹ,…).  Vậy nguồn gốc của nam Văn nữ Thị là thế nào? Và vì sao nó lại phổ biến trong tiếng Việt như vậy?

 

Trong thành phần tên người Việt Nam hiện nay, công thức tên của người Việt Nam phần đông bao gồm: Tên Họ + Tên Đệm + Tên Chính. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, hãy nhớ lại những danh nhân thời dựng nước và giữ nước như Vua Hùng thì chúng ta chỉ thấy có Tên Họ + Tên Chính không có Tên Đệm ( Lí Bí; Cao Lỗ; Lê Hoa; Lữ Gia,…). Nhiều nghiên cứu cho rằng, tên đệm bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 6 khi văn hóa Hán ảnh hưởng cũng như yêu cầu lập sổ Điền để kiểm tra doanh số hàng năm.

 

Về nguồn gốc chữ Thị vẫn còn nhiều tranh cãi, các chuyên gia ngôn ngữ học cho rằng: “THỊ” là từ Việt gốc hán nghĩa là “Họ”. Sách Lĩnh Nam chích quái mở đầu với truyện “Hồng Bàng thị” nghĩa là họ Hồng Bàng. Thị cũng có nghĩa là là tiếng dùng để chỉ đàn bà.  Từ điển tiếng Việt ( Ngôn Ngữ Học) định nghĩa "thị" gồm 3 nghĩa liên quan đến đàn bà và đều mang hàm ý là thấp kém.

 

 

Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, phụ nữ Việt xưa khi trường thành thường không được nêu tên riêng nên thường gọi Họ Cha + “THỊ”. Và khi được sử dụng lâu thì bộ đôi NỮ + “THỊ” ăn sâu vào văn hóa của người Việt.

 

Tương tự như vậy, chữ “VĂN” cũng đều gắn vào đàn ông. Tuy nhiên chứ văn chứa hàm ý hay ho, tốt đẹp nó gắn với việc đèn sách văn chương. Theo quan niệm phong kiến xưa thì đây là công việc của người đàn ông.

Cách giải thích này ta thường thấy ở trong lịch vạn niên hay quyển từ điển  Hán Việt và từ điển Tiếng Việt hiện tại cũng nêu “VĂN”:  Chữ nghĩa, học vấn, hay và đẹp.    

Thậm chí chứ “VĂN” được coi là một vinh dự, như ông Chu An được vua ban cho tước “Văn Trinh Công” về sau đổi tên là Chu Văn An.

Sau này chữ “VĂN” và chữ “THỊ” còn mang ý nghĩa con trai hay con gái thuộc về một dòng họ nào đó. Tức là theo công thức: Họ + Tên Đệm + Tên Chính. Ví dụ : Nguyễn Văn/Thị A nghĩa là người này tên A là con trai/gái của người họ Nguyễn. Chính vì thế trước đây, một số giấy tờ hành chính không được viết hoa tên đệm, bởi nó không được tính là một phần của tên mà chỉ để khai báo giới tính.

Trải qua một thời gian dài thì tên tiếng Việt đã phong phú hơn và có rất nhiều tên đệm khác nhau . Tuy nhiên chữ “VĂN” và chữ “THỊ” vẫn còn được sử dụng khá phổ biến và trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. 

Lượt xem: 1.009
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN