Làm gì khi bạn chẳng còn nhớ gì?

Có một cách khá hữu ích trong trường hợp này, đó là ghi chép lại những gì bạn muốn nhớ giống như Nora Ephron trong cuốn sách “Trời ơi tôi chẳng nhớ gì cả”.

Nora Ephron qua đời tháng 6/2012 ở tuổi 71 vì bệnh bạch cầu, căn bệnh bà đã mắc phải từ năm 2006 nhưng lại giữ kín với hầu hết mọi người. Nhưng nếu đọc kỹ cuốn sách cuối cùng của bà xuất bản năm 2010, Trời ơi tôi chẳng nhớ gì cả, có lẽ mọi người đã nhận ra Nora đã linh cảm được phần nào số phận của mình.

 

Nora mở đầu cuốn sách Trời ơi tôi chẳng nhớ gì cả bằng bài viết cùng tên với nỗi lo lắng rằng trí nhớ tệ hại đang khiến bà phát điên. “Trong những ngày đầu của việc quên các thứ, chữ nghĩa cứ trôi tuột đi, và cả những cái tên nữa".

 

Điều này thực sự rất tệ với một người làm công việc nhà báo, biên kịch và đạo diễn nổi tiếng của Hollywood. Bạn không thể viết nổi một kịch bản ra hồn nếu như các ý tưởng cứ trôi đi mất, hay không muốn mất lòng những người nổi tiếng ở xứ sở điện ảnh dù chẳng thể nhớ được tên họ là gì.

 

Nora Ephron được biết đến ban đầu là một cây viết nổi tiếng của các tờ báo lớn như New York Post, New York Magazine và New York Times. Sau đó bà chuyển sang viết tiểu thuyết trước khi chuyển chúng thành những kịch bản phim ăn khách.

 

Điều tồi tệ với Nora là bà đã mắc chứng quên nhiều năm rồi, trước cả khi viết kịch bản và đạo diễn bộ phim cuối cùng Julie & Julia năm 2009. “Tôi từng tin rằng mình cuối cùng sẽ nhớ ra những thứ đã bị quên và sẽ khắc cốt ghi tâm. Giờ thì tôi biết mình không thể. Cái gì đã biến mất là biến mất vô vọng. Và cái gì mới thì chẳng nhớ được lâu.”

 

Từng gặp Eleanor Roosevelt tại Hyde Park nhưng lại không thể nhớ được vị đệ nhất phu nhân đã nói gì hay mặc gì. Từng phỏng vấn The Beattles trong lần đầu tiên ban nhạc biểu diễn ở New York nhưng còn chẳng nghe rõ họ đã nói gì. Từng đứng trước Nhà Trắng vào đêm tổng thống Nixon từ chức và chỉ nhớ đến kỷ niệm bị móc túi ngày hôm đó. Nora cảm thấy vô cùng buồn bã khi cuộc đời mình bị lãng phí vì chẳng thể nhớ nổi một mốc sự kiện quan trọng trong đời.

 

Chính lý do này đã thôi thúc bà viết Trời ơi tôi chẳng nhớ gì cả, để ghi chép lại tất cả những điều mình muốn nhớ trước khi quá muộn. Đó là tình yêu lớn với nghề báo kể từ khi là một nữ văn thư ở tờ Newsweek cho đến khi trở thành cây viết ở phòng tin tức của tờ New York Post.

 

Đó là sự thiếu tin tưởng đối với người mẹ nghiện rượu dẫn đến việc Nora đã từ mẹ, nhưng đã kịp sửa sai trước khi mẹ bà qua đời. Đó là món thịt đúc được đặt tên theo tên của Nora hoặc những bộ phim thất bại của bà, thất bại toàn tập, hay những cuộc ly dị và cách bà vượt qua chúng.

 

Theo nhiều cách, cuốn sách kể lại toàn những kỷ niệm của Nora Ephron, nhưng bà lại biến chúng thành những câu chuyện khôi hài và tự trào. Bà có khả năng khiến người đọc phải bật cười ngay cả trong thời khắc khổ sở nhất, hoặc ngược lại khiến những điều bình thường trở nên cảm động.

 

Lượt xem: 256
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN