Quách Liêu - Tác phẩm chọn lọc

Một cuốn sách và những mảnh đời tác giả, thật là phong phú, gần gũi, giản dị mà cao đẹp. Những trang viết đang mở ra, đặt trong tay các bạn...

 

Gần 700 trang in (15x23cm), Tác phẩm chọn lọc của Quách Liêu thật phong phú. Ông dành cho thiếu nhi số lượng tác phẩm nhiều nhất, bao gồm:

 

Truyện dài Chú bé thổi khèn. Giải thưởng cao nhất trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi (Hội Nhà văn và Trung ương Đoàn phối hợp tổ chức, 1990-1991).

 

Tác phẩm này tạo nên nhiều ấn tượng trong bạn đọc và trong giới sáng tác cho thiếu nhi, nhiều bài viết của Văn Hồng (lúc đó là nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng); chị Vân Thanh, PGS.TS ngữ văn; Nguyễn Đức Quang - Tổng biên tập báo Thiếu niên Tiền Phong...

 

Chân dung nhà văn Quách Liêu.

Chân dung nhà văn Quách Liêu.

 

Đây là thành quả sau 30 năm Quách Liêu sống và sáng tác cho các em, cũng là kết quả những năm tháng tác giả sống và làm việc ở miền Tây Bắc Tổ quốc, nơi chàng sinh viên vừa tốt nghiệp đã xung phong “đến bất cứ nơi nào Tổ quốc cần!”. Và anh đã trở thành người phục vụ đèn chiếu, đi khắp núi cao, suối dài, qua từng bản nương các dân tộc Mông, Thái, Dao, Tày... mang lại ánh sáng thông tin tới từng căn nhà sàn, tận đỉnh cao xa xôi, heo hút nhất. Tác phẩm này, được ông Cư Hòa Vần - một người đọc, người dân tộc Mông, lúc đó đang là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Miền núi và Dân tộc của Hội đồng Bộ trưởng nhận xét “là người Mông đã từng tham gia phong trào du kích chống Pháp, tôi xin thành thực cảm ơn tác giả Quách Liêu và Nhà xuất bản Kim Đồng về tác phẩm Chú bé thổi khèn... “Tác giả Quách Liêu đã phản ánh một cách chân thực phong trào kháng chiến chống Pháp của người Mông, miêu tả được nét độc đáo về văn hóa của dân tộc M&o 7fde circ;ng”... “Tuy chưa phải là tác phẩm lớn, song tác giả là một trong số ít những nhà văn đã thực sự đến vùng người Mông”. (trang 628).

 

Tiếp đó là truyện dài về cô học sinh từ quê lên Hà Nội thời cơ chế thị trường.

 

Rồi đến 35 truyện ngắn với những tên gọi rất gợi về miền Tây Bắc, “quê hương thứ hai của anh”: Cây Nọi ước, Khi con trăng lên, Thằng cu Pẹ... Rồi: Trẻ may, Đóa hoa rừng, Mong đàn chim trở về, Mùa măng lay, Anh Pả đi bộ đội...

 

Rồi 14 vở kịch ngắn, 25 truyện vui, 9 bài thơ...

 

Đúng như nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã đánh giá đóng góp của nhà văn Quách Liêu (sinh ngày 4/12/1943, tại Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Dân tộc: Kinh. Vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1998. Hiện cư trú tại Hà Nội): ...“Quách Liêu đã dành phần tinh túy nhất, tươi xanh nhất của tâm hồn mình, trí tuệ mình hiến dâng cho con trẻ. Và viết cho thiếu nhi cũng là mảng thành công nhất của ông ở trong tập tuyển này”.

 

Bìa cuốn sách Quách Liêu - Tác phẩm chọn lọc.

Bìa cuốn sách Quách Liêu - Tác phẩm chọn lọc.

 

“Quách Liêu viết văn rất sớm. Viết đủ các thể loại... Anh từng đoạt giải Nhì, không có giải Nhất trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi với tác phẩm Chú bé thổi khèn. Và nhiều giải thưởng văn học của Nhà xuất bản Kim Đồng, báo Thiếu niên Tiền Phong. Anh còn có vở ca kịch đoạt Huy chương Bạc, Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc (từ những năm 60 thế kỷ trước). Đời một người cầm bút được những thành quả như thế trong công việc lao động sáng tạo, kể cũng đã quý lắm rồi”.

 

Nhà thơ Phan Cung Việt, cùng thời công tác với tác giả đã khẳng định từ lúc ấy: “Quách Liêu xứng đáng là nhà văn của tuổi thơ, nhất là tuổi thơ vùng cao”.

 

Ngoài ra, trong tuyển chọn này còn có sự phong phú của các tác phẩm dành cho người đọc lớn tuổi, như các truyện ngắn: Thêm một nén hương, Cô gái chạy bàn, Người hãi ánh trăng... kịch dài: Hướng đi; nhiều kịch ngắn: Đứng gác, Xây cho nhà cao cao, Đi chùa Hương...

 

Thơ: Anh địa chất quê miền biển, Tiễn anh, Bút ký ngày mùa, Trên chòi canh máy bay, Chiều trên nông trường chè...

 

Rồi những nét chân dung các nhà văn: Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi. Và tiểu luận, chuyện vui làng văn nghệ.

 

Tập sách cũng được bổ sung bởi nhiều nhận xét về nghề viết, về đời sống tác giả của đồng nghiệp, bạn bè của nhà văn Quách Liêu từ những năm 90 thế kỷ trước, và gần nhất là năm 2018 này!

 

Một cuốn sách và những mảnh đời tác giả, thật là phong phú, gần gũi, giản dị mà cao đẹp. Những trang viết đang mở ra, đặt trong tay các bạn.

 

Hà Nội, ngày 18/3/2018

 

Theo Sức khỏe và Đời sống

Lượt xem: 215
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN