Chiếc gàu sòng

Trở về thăm quê lần này, tôi vui mừng vì quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hiện đại. Các con đường từ nhà ra cánh đồng cũng đã được đổ bê tông sạch sẽ. Xe máy chạy êm tới tận đầu ruộng, không dính chút bùn đất. Nước tưới cho đồng ruộng thì chỉ cần đến nhấc chiếc cửa cống lên là xong, nước ào ào đổ vào, chẳng phải hì hục gàu giai, gàu sòng như trước đây nữa.

 

Bỗng dưng trong lòng tôi rưng rưng niềm thương nhớ, cái ngày bà nội tôi còn sống, ông bà tôi còn khỏe, còn cấy hái. Ngày đó, tôi còn là đứa cháu gái bé nhỏ bên ông bà. Khi ra ruộng tát nước, ông luôn mang theo chiếc gàu sòng, bà xách gàu giai. Nếu mương nước cạn, ông bà sẽ tát bằng gàu giai, ông một bên, bà một bên, mỗi người nắm 2 đầu dây nhịp nhàng cúi xuống múc nước rồi kéo căng dây đưa gàu nước hất lên ruộng.
 

Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

 

Nhưng khi mương nhiều nước, ông sẽ bắc gàu sòng để tát. Mỗi khi ông tát nước gàu sòng, tôi lại thích thú nhìn theo dáng ông nhịp nhàng đưa những gàu nước từ mương lên ruộng. Trong con mắt trẻ thơ của tôi ngày đó, ông tài thật, chỉ cần một mình cũng có thể tát nước. Ông dựng 3 cây tre chụm vào nhau tạo thành một cái đế 3 chân vững chắc, sau đó buộc thêm sợi dây thừng trên cái đế, treo chiếc gàu lên, độ dài của dây sao cho vừa đủ vục xuống múc nước ở mương rồi chao lên đổ lên ruộng mà không bị căng quá hay chùng quá. Có khi ông vác theo tấm ván gỗ bắc ngang qua mương để đứng tát nước, khỏi bị ướt.

Gàu sòng của ông không chỉ để tát nước mà còn tát cá nữa. Những mùa nước mương ít, ông sẽ be bờ 2 đầu, vừa là tát nước lên ruộng, vừa là tát cá. Khi ruộng đầy nước cũng là lúc đoạn mương đã cạn, ông lại lội bùn bắt cá tôm. Tôi cũng phụ ông cầm rổ tre lội bì b 7fe4 õm nhặt nhạnh những con tép to căng bụng trứng đang nhảy tanh tách trên bùn non, những con cua lặn bùn tìm chỗ nấp, những con cá rô rúc bùn còn ngóc cái miệng lên để thở. Bắt cá thì ít mà tôi nghịch thì nhiều, lê lết trên bùn cho lấm lem hết mặt mũi chân tay.

Chiếc gàu sòng ngày xưa ông vẫn giữ, dù giờ đây ông đã già, con cháu thì không ai dùng đến. Ông để đó, trong nhà kho, cùng với các vật dụng lao động của một thời gian khó. Ngày xưa, ông tự tay chọn những cây tre già, chẻ lạt đan gàu xong rồi gác lên bếp một thời gian cho gàu bắt bồ hóng. Nước bồ hóng khiến chiếc gàu chuyển màu nâu sậm và tránh mối mọt rất tốt. Có lẽ nhờ lớp bồ hóng ngày ấy nên đến nay gàu vẫn chẳng hề bị mối mọt gì; chỉ có điều, thời gian đã phủ lên nó một lớp bụi mờ.

Tôi bước chầm chậm trên cánh đồng thênh thang gió mát. Mùa lúa non, mùa con nước lên như gọi về kỷ niệm. Thấy thiếu vắng nhiều thứ của ngày xưa cũ. Thiếu những buổi tát nước bên bờ, nhà này nhà kia í ới vui đồng ruộng. Tôi nhìn dòng nước, bất chợt thì thầm đôi câu ca dao cũ: “Hỡi cô tát nước bên đàng/Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi...”.

 

Theo GLO

Lượt xem: 297
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN