SÁCH HOT
Không có sản phẩm nào

Lời nào đủ cho Mẹ?

Viết về phụ nữ có lẽ mẹ là một chủ đề vô tận, ngợi ca mẹ không ngôn từ nào tả xiết, trong nhân gian không gì lớn bằng tình mẹ dành cho con, bởi thế lòng mẹ sánh với biển lớn bao la, vũ trụ vô tận.

 

 

Truyền thuyết trong kinh thánh, Chúa tạo ra loài người và vạn vật trong vòng bảy ngày, nhưng thế giới bỗng đơn điệu buồn tẻ vì không có gì khác ngoài Adam, vì thế Chúa lấy xương sườn thứ bảy của Adam để tạo ra Eva, cả hai ăn trái cấm vườn địa đàng nên nảy sinh dục vọng rồi sinh ra loài người. Chỉ là truyền thuyết nhưng ý nghĩa nhân văn cho thấy vai trò không thể thiếu của phụ nữ, họ sinh ra thế giới này.

 

Thế giới có hơn 3 tỷ phụ nữ, trong hàng tỷ phụ nữ ấy Mẹ là phạm trù thiêng liêng nhất. Có vô vàn biểu tượng về Mẹ nhưng với hàng trăm triệu người mang dòng máu Việt dù còn sống hay đã về thiên cổ, hình ảnh Mẹ Việt Nam nón lá, khăn mỏ quạ, áo bà ba, đôi gánh trĩu nặng trên vai… khó có gì thay thế được.

Hình ảnh mẹ Việt Nam sánh ngang với dáng hình đất nước, mọi suối nguồn sự sống đều bắt đầu từ đôi bầu sữa Mẹ, non sông gấm vóc đều được dệt bằng tình thương vô bến bờ của Mẹ.

Dân tộc ta từ thuở hồng hoang, từ truyền thuyết đến đời thực đều mang đậm dấu ấn của người Mẹ. Lịch sử dựng nước ghi công người Mẹ truyền thuyết vĩ đại nhất chính là Âu Cơ, sinh ra trăm trứng nở thành trăm con, năm mươi xuống biển, năm mươi lên non kiến tạo hình hài Tổ quốc.

 

Trong lịch sử dựng nước, cánh đàn ông cần đến hơn 600 năm mới sánh kịp phụ nữ. Năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Hán bạo tàn. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà lập ra triều đình Lĩnh Nam hùng cứ Phương Nam.

 

Cũng bởi ý chí anh hùng hào kiệt mà trải qua hàng nghìn năm và mãi mãi về sau, sự nghiệp và danh tiếng của Hai Bà còn lưu danh. Những sự kiện lịch sử về Hai Bà và cuộc khởi nghĩa năm 40 đánh đuổi Tô Định, năm 42 chống Mã Viện xâm lược đã theo dòng thời gian chuyển hóa thành các s 7fe6 ự tích văn hóa, vào huyền thoại, đi vào tâm linh và tín ngưỡng cộng đồng người Việt Nam.

 

Dòng lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc ta không thể thiếu sức vóc của những người Mẹ, họ đã hy sinh đến mức chẳng còn gì để hy sinh thêm nữa. Đọc Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn mới thấm đẫm nỗi lòng người phụ nữ thời kỳ Trung đại lấy nỗi đau làm động lực vì nghiệp lớn của chồng.

 

Những năm tháng kháng chiến chống đế quốc thực dân, hình ảnh Mẹ Việt Nam càng rõ ràng hơn bao giờ hết. Cứ mỗi dịp lễ 27/7 (Ngày Thương binh liệt sỹ) hàng năm lại thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gò má những người Mẹ, không biết bao nhiêu năm rồi, năm nào Mẹ cũng khóc. Dẫu bom đạn đã vùi sâu dưới lòng đất, hình hài những người con đã trở về trong vòng tay đồng đội thế nhưng mắt Mẹ vẫn xa xăm mỗi khi ai đó nhắc về những năm tháng mưa bom bão đạn.

 

Sự hy sinh của những bà Mẹ Việt Nam anh hùng ngày nay vẫn còn hiển hiện đâu đó trong những xóm làng, thành thị. Sự hi sinh đó góp một phần lớn làm nên tầm vóc người phụ nữ Việt Nam bất khuất, kiên cường, trung hậu, đảm đang.

 

Ngày nay và muôn đời sau nữa phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng vẫn ra sức gánh vác giang sơn. Vì thời cuộc, họ không còn là “đội quân tóc dài”, “người con gái tải đạn” mà trở thành những doanh nhân tỷ phú, những lãnh đạo yêu nước thương dân, những chuyên gia, nhà khoa học… tầm cỡ. Và hơn hết là hàng tỷ phụ nữ trên thế giới đang âm thầm xây tổ ấm, giữ cái gốc cho sự văn minh thịnh vượng của loài người.

 

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không!

 

Theo Enternews

Lượt xem: 209
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN