“Tuổi 20 yêu dấu” của Nguyễn Huy Thiệp chính thức ra mắt tại Việt Nam

Nhân dịp ra mắt sách, một buổi tọa đàm có tên "Chúng ta nói gì khi nói về tuổi 20 yêu dấu?" sẽ được thực hiện lúc 18h ngày 26/9 tại Hội trường l'Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội).

Năm 2014, trong một bài báo, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cho biết ông đã ngừng viết khiến độc giả vô cùng tiếc nuối. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa các tác phẩm của nhà văn ngừng ra mắt. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vẫn còn những tác phẩm chưa từng xuất bản chính thức tại Việt Nam. “Tuổi 20 yêu dấu” là một tác phẩm như vậy.

Sau 13 năm xuất bản tại Pháp, cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chính thức ra mắt tại Việt Nam vào giữa tháng 9.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp hoàn thành “Tuổi 20 yêu dấu” vào tháng 1/2003. Tiểu thuyết được NXB l’Aube (Edition l’Aube) xuất bản tại Pháp năm 2005 qua bản dịch của Sean James Rose với tên “A nos vingt ans”. Giám đốc NXB Aube hồi đó cho biết sách được phát hành rộng rãi tại nhiều nước như Pháp, Bỉ, Thụy sĩ, Canada.

Biên tập viên Nguyễn Hoàng Diệu Thủy từng nhận xét: "...Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn đương đại quan trọng nhất, việc có thêm tiểu thuyết này sẽ tạo điều kiện cho bạn đọc được tiếp cận các sáng tác của ông đầy đủ hơn. Và bởi tiểu thuyết này có những giá trị nhất định".

“Tuổi 20 yêu dấu” khắc họa một đoạn đời của cậu thanh niên 20 tuổi có bố là một nhà văn nổi tiếng, một người mẹ đảm đang việc nhà và một người anh chí thú làm ăn. Một ngày kia, cậu rời bỏ gia đình và có những trải nghiệm không thể nào ngờ.

Những thanh niên trai trẻ mới bước vào đời trong toàn bộ sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp luôn là một hình ảnh có tính biểu tượng. Ở ngưỡng ấy, họ đầy băn khoăn, đầy dục vọng, họ loay hoay kiếm tìm và cũng dễ tuyệt vọng nhất. Ở ngưỡng ấy, tính người bộc lộ mãnh liệt nhất và vì thế mà họ đẹp man dại.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từng tiết lộ ông viết “Tuổi 20 yêu dấu” chỉ trong vòng một tháng (tháng 12/2012). Tác phẩm ra đời từ chính nhu cầu bức thiết nội tại và nhu cầu của xã hội lúc đó. Thông qua tự sự của một thanh niên, tác giả muốn tiếp cận đối tượng độc giả trẻ.

Theo nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, tuổi trẻ bao giờ cũng là đối tượng mà văn học quan tâm nhất; đó là đối tượng đọc nhiều nhất. Trong xã hội, lớp trẻ là đối tượng sôi nổi nhất. Tâm sinh lý, cách nhìn, mong muốn… của lớp trẻ đều rất quan trọng.

 

Lượt xem: 237
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN