Đọc sách như buổi đi câu

Phải chăng văn hóa đọc của giới trẻ đang bị "bào mòn" bởi những cuốn sách bìa đẹp và nội dung thì hời hợt? Bên cạnh những bạn trẻ vẫn giữ được thói quen đọc, và biết chọn lọc những cuốn sách thực sự có ý nghĩa, những tác phẩm kinh điển thì lại có những bạn trẻ mua sách chỉ vì... bìa đẹp, PR tốt, nhiều câu "sổng ảo" chứ nội dung thì chưa thực sự sâu sắc.

 

Thế giới thì mênh mông còn sự hiểu biết của mỗi người lại hữu hạn. Đọc sách là một cách để giúp ta mở ra nhiều chân trời mới. Trước sự phát triển của xã hội hiện đại, sách cũng dần được nâng cấp và đa dạng hơn, đặc biệt là với giới trẻ đó lại là thuận lợi.Tuy nhiên, cách mà nhiều bạn trẻ ứng xử với sách có phần đi ngược lại với sự thuận lợi này.

 

Còn nhớ những năm tháng khó khăn, để đọc được một trang sách, thế hệ 7x,8x và cả trước đó nữa khó khăn biết nhường nào. Họ phải vượt qua hàng chục cây sốmới đến được thư viện huyện để được đọc. Những kỷ niệm nhọc nhằn nhưng đẹp và say mê. Đọc rồi lại kể cho bạn bè nghe hoặc sang hơn là mua về và truyền tay nhau đọc. Đọc lúc nghỉ giải lao, đọc khi ăn cơm trưa, trước giờ đi ngủ. Đọc bất cứ lúc nào có thể.

 

Nhà văn, nhà báo Vũ Phạm Chánh, khi viết về ấn tượng với nhà văn Nguyễn Tuân đã kể: “…vào những năm học trung học trong một ngôi trường sơ tán trên Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp, lũ học trò mười bốn mười lăm người chúng tôi chúi mũi vào những cuốn sách của Tự lực văn đoàn, của văn thơ lãng mạn trước cách mạng trước khi những cuốn sách này được tập trung đem đốt ở sân trường”.

 

Hay, 7fda khi ai đó kiếm được cuốn tùy bút Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân họ lại truyền tay nhau đọc.Và rồi, những con chữ cứ “chập chờn” trong trí nhớ của mỗi người.

 

Ông Phạm Văn Thao, một người đam mê sách kể:Hồi xưa, phải sang lắm mới có tiền mua sách. Đám học sinh thích đọc sách phải canh chừng. Đến tháng sách về mới có đọc. Phải làm thân với chị bán sách, có cuốn tiểu thuyết nào hay chị ấy còn phần.

Nói thế để hiểu, đến với tri thức khó khăn biết nhường nào. Và cũng trân quý biết nhường nào.

 

Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển, sự đọc đến với mỗi người quá dễ dàng. Sách cũng trở nên đa dạng. Ngoài sách giấy còn có sách điện tử. Mở internet lên là có thể đọc. Chỉ cần nằm trong chăn với chiếc smartphone cũng có thể đọc sách. Sách giấy hiện nay cũng hết sức đặc sắc. Những trang giấy mỏng và thơm, nhẹ và trắng tinh. Cầm cuốn sách hơn năm trăm trang trên tay mà như cầm chiếc bút chì.

 

Tuy nhiên, sự phát triển ấy với nhiều điều mới, đẹp lại nảy sinh trong xã hội nhiều vấn đề mới.

 

Hãy bỏ qua vấn đề nội dung, họ dễ dàng bị cuốn hút bởi những cuốn sách sến sẩm, mùi mẫn, ướt át và cho rằng những cuốn sách cổ điển đã quá cũ, quá nằng nề, “hại não”.Hãy nói đến hình thức, màu sắc của những trang bìa.

 

Trước kia thời buổi khó khăn, chỉ cần có sách để đọc là trân quý. Có lẽ, chẳng ai để ý tới bìa cuốn sách ra sao. Nhìn lại nhưng cuốn sách của những năm 90 trở về trước, chúng hết sức giản dị nhưng ý nghĩa.

 

Ngày nay thì khác. Thời buổi công nghệ, thời buổi của những hoa mỹ, của chủ nghĩa hình thức, con người dễ dàng hoa mắt bởi những thứ có vẻ bề ngoài hào nhoáng mà quên đi bản chất. Sách cũng vậy.

 

Để chiều theo thị hiếu của những “thượng đế”. Những cuốn sách xuất bản khoan hãy nói đến chất lượng, độ hay, điều tiên quyết là bìa sách phải đẹp. Việc lựa chọn sách như vậy giống một buổi đi câu, nếu như không có kinh nghiệm. Khi được, khi mất. Xét cho đến cùng không thể phủ nhận chức năng giáo dục của sách.

 

Em Phan Thùy Linh, khi được hỏi về vấn đề này đã thẳng thắn trả lời: Ban đầu tìm đọc những cuốn sách ngôn tình thường là do thấy quảng cáo rầm rộ, bạn bè tuyên truyền. Khi đọc rồi thì thấy, có những tình huống có thể áp dụng ra ngoài cuộc sống. Và những câu chuyện, miêu tả đúng tâm trạng của mình nên thích.

 

Thùy Linh và nhiều em cùng trang lứa còn đang thiếu kỹ năng sống vì chưa có kinh nghiệm và cần phải dung nạp, học hỏi. Đọc sách là một trong những phương pháp hữu ích, thay vì bố mẹ luôn kèm cặp 24/24. Các em như những trang giấy trắng, mực nhỏ đến đâu là thấm đến đó. Vậy nên, không cẩn thận, sau này nhìn lại, chúng ta đã vô tình xây dựng lên một thế hệ yếu đuối, nhảm nhí, “không có sức đề kháng với giông bão”.

 

Cùng với dòng chảy của xã hội, thị trường sách không còn phát triển một chiều như xưa, độc giả bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhà xuất bản. Ngược lại, bạn đọc là yếu tố chi phối việc xuất bản rất lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây, vấn đề văn hóa đọc của giới trẻ đã bị mang ra mổ xẻ rất nhiều. Đã có những ý kiến khác nhau được đưa ra. Đành rằng, hội sách mở ra là lườm lượt khách hàng đến mua. Song một thực tế cho thấy, tại các quầy bán sách những cuốn sách được cho là kinh điển, đáng đọc thường giảm giá 30 – 50% thậm chí 80% qua nhiều hội sách trong nam ngoài bắc nhưng vẫn ế. Sách bán chạy và được giá nhất vẫn là sách thị trường.

 

Anh Hòa, chủ một cửa hàng sách lâu năm cho hay: Mình kinh doanh mà, phải chiều theo ý khách hàng. Những loại sách trừu tượng, khó đọc thường rất khó bán. Nhập về cho đa dạng, nhưng để từ đầu năm vẫn còn nguyên, chẳng ai hỏi đến. Sách bán được chủ yếu là sách ngôn tình, “xì tin” đội trẻ mới thích.

 

Biết rằng, trong cuộc sống xô bồ và gấp gáp đầy bon chen này, cần có một khoảng để giải trí, xả stress. Song, nếu chỉ dừng lại ở đó thôi thì chưa đủ. Trước sự phát triển như vũ bão, vàng thau lẫn lộn như hiện nay, đọc cái gì là câu hỏi lớn, đáng bàn đối với giới trẻ hiện nay và cần sự can thiệp của nhiều ban ngành liên quan.

 

Đọc sách không chỉ để giải trí. Gấp trang sách lại ta như vừa hoàn thành một chuyến phiêu lưu và mỗi lần đọc lại ta lại có những phát hiện mới lạ. Những chân lý, tri thức mới dần hiện ra. Để từ đó, trau dồi và hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Cũng từ sách mà ta có thể tìm cho mình người bạn tri âm tri kỷ trong thế giới hỗn độn và lắm nhiễu nhương này.

 

Đọc sách cũng như kiếm tìm người bạn tốt nên phải cẩn thận, biết chắt lọc, đọc những thứ đáng đọc trước, đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay.

 

Nếu tính chi li, ít nhất một phần ba cuộc đời của mỗi người đã tiêu tốn cho việc ngủ chưa tính thời gian chúng ta trưởng thành.Tiêu tốn thời gian vô ích nhưng tuổi trẻ sẽ trôi về đâu? Có lẽ khi còn được trẻ ít ai đặt câu hỏi như vậy. Chỉ khi nhìn lại, mọi thứ còn là luyến tiếc. Thời gian trôi qua từng kẽ ngón tay mà dấu ấn còn vương chỉ là quãng “đời thừa”.

 

Theo Sống mới

Lượt xem: 273
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN