“Cảm ơn” và “xin lỗi” - người lớn đã làm gương?

Hôm nọ, cháu gái tôi (năm nay học lớp 2) được bố dẫn vào hiệu sách, sau khi lựa được cuốn sách yêu thích, cháu ra bàn thanh toán tiền. Cô nhân viên lạnh lùng nhận tiền, gói và trao sách cho cháu mà chẳng hề nở một nụ cười ngay cả khi cháu vui vẻ nói: “Cảm ơn cô!” một cách lễ phép...  

Tình huống đó tiếp tục lặp lại trong buổi sáng hôm ấy khi 2 bố con vào cửa hàng tạp hóa mua đồ dùng gia đình. Người bán hàng lớn tuổi tuyệt nhiên không đáp lời khi cô bé ngoan ngoãn nhận lại tiền thừa lúc thanh toán và nói: “Cháu xin. Cháu cảm ơn bác!”.

 

Trên đường về nhà, cô bé muốn được bố mua cho một quả bóng bay. Khi trao tiền, em được nhận lại câu nói: “Cảm ơn em!” từ cậu bé bán bóng bay (chắc cũng chỉ hơn em vài tuổi). Cô bé nói với bố là em vui vì nhận được lời cảm ơn ấy.

 

cam on va xin loi nguoi lon da lam guong

Ảnh minh họa từ internet

 

Một lời cảm ơn có lẽ là điều không quá khó khi ai đó làm việc gì có ích cho mình, nhưng dường như trong cuộc sống hiện nay, nhiều người lớn vẫn quên mất rằng nó là cần thiết. Theo thói quen, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ; người ít tuổi xin lỗi, cám ơn người lớn tuổi mà người ta ít khi chú ý tới chiều ngược lại. Trong giao tiếp xã hội, nhất là nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi nói lời xin lỗi hay cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền phức cho người 7fe4 khác.

 

Ngay từ nhỏ, trẻ em vẫn được dạy phải nói cảm ơn khi được giúp đỡ và xin lỗi khi làm sai điều gì. Và hầu hết trẻ con đều nghe theo, không ngần ngại nói 2 từ đó nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như mất dần. Có người cho rằng, do cuộc sống hiện đại quá gấp gáp, bận rộn mà người lớn đôi khi quên đi những việc tưởng chừng nhỏ nhặt đó. Nhưng tại sao với người Nhật hoặc người dân các nước phương Tây, cuộc sống của họ còn bận rộn, gấp gáp hơn chúng ta rất nhiều mà từ cảm ơn và xin lỗi vẫn hiện diện thường xuyên trong văn hóa giao tiếp của họ?

 

Nhiều người vẫn cho rằng, người lớn không cần xin lỗi hay cảm ơn trẻ con, bởi họ mặc nhiên coi đó như là “bổn phận” của người ít tuổi với người lớn tuổi hơn. Đó là một suy nghĩ sai lầm! Có những người lớn biết mình sai với con trẻ nhưng cậy thế mình lớn hơn, không những không xin lỗi mà còn lấn át theo kiểu “cả vú lấp miệng em”. Khi người lớn thể hiện nét lịch sự, văn minh trong giao tiếp thì trẻ em cũng sẽ văn minh, lịch sự như những gì chúng nhận được.

 

Thay vì dạy trẻ lý thuyết phải biết cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm sai thì người lớn cũng cần làm điều ngược lại với trẻ để các em noi theo.

 

Biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi văn minh. Lời cảm ơn, xin lỗi không chỉ mang niềm vui tới cho người nhận mà còn giúp giải tỏa những khúc mắc, làm dịu đi những cơn nóng giận. Nhiều người nghĩ những chuyện đó quá nhỏ nhặt nên không chú ý mà không biết những lời nói đơn giản đó cần thiết như thế nào trong cuộc sống. Đó cũng là một kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cần được giữ gìn trong cuộc sống hằng ngày.

 

Kiều Minh/Báo Hà Tĩnh

Lượt xem: 218
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN