Bố con mình là bạn

Năm tôi lên mười, bố đem về một chiếc xe đạp và bắt tôi tập đi. Tôi ngồi lên xe, sung sướng, cười ngặt nghẽo, an tâm vì đã có bố giữ chặt phía sau. Bố hứa với tôi rằng sẽ không thả tay ra, sẽ chạy theo tôi mãi.   

Từ lời tâm sự của một sinh viên: 

 

Hai cha con cười vang khu phố nhỏ.  Đến một đoạn đường vắng, bỗng dưng bố thả tay ra,  tôi đạp  đi được một  đoạn rồi loạng choạng ngã nhào. Bố chạy đến đỡ tôi dậy. Lúc đó, vì đau quá tôi đã khóc trách bố: “Bố hứa không thả tay, sao bố lại thả …”. Bố ôm tôi vào lòng: “Bố phải thả tay ra, con mới biết đi được”. Tôi vùng vằng không thèm tập xe đạp nữa dù bố có năn nỉ cách mấy. Cuối cùng, giọng bố đanh lại: “Nếu con không tự tập xe, chẳng bao giờ biết đi cả. Bố sẽ chạy theo con, đỡ con khi con ngã, cho đến khi nào con đi vững…”. Rồi bố ra mệnh lệnh: “Nào lên xe và tập”. Tôi đã oán bố vô cùng!

 


Năm tôi mười ba tuổi, bố cho tôi đi chơi công viên nước và chơi trò chơi trượt thảm. Nhìn những đường trượt từ trên tháp nước thật cao, tôi phát hoảng. Bố động viên tôi: “Mọi người ai cũng chơi được, con phải dũng cảm lên”. Tôi không chịu, bỏ chạy ra ngoài. Bố níu tôi lại và vỗ về: “Con coi người ta trượt xuống thích chưa?”. Tôi vẫn không chịu.  Một lần nữa giọng bố lại đanh thép: “Con bước vào bên trong kia, cầm lấy tấm thảm  trượt và đi lên!“. Vì sợ  bố, tôi líu ríu đi vào, lúc đó tôi oán trách bố vô cùng, tôi nghĩ rằng bố không thương tôi, bố muốn cho tôi chết đi. 


Năm tôi vào đại học, bố  qua đời vì một tai nạn giao thông. Tôi nhớ khi còn sống bố thường nói với tôi rằng, cuộc đời sẽ có nhiều thử thách cho con sau này, bố muốn tập cho con lòng can đảm, biết vượt qua 7fdc thử thách.


Giờ đây, tôi chưa ra trường, chẳng còn bố bên cạnh để động viên hay chia sẻ. Nhưng bố luôn ở bên tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn. Những lúc ấy gương  mặt bố lại hiện ra, như đang tươi cười vẫy tay khích lệ tôi đi tiếp..

Đến lời than thở của một người đàn ông thành đạt:


Mình cho con mình đủ mọi thứ mà nó chẳng thấy, trong mắt nó bố chẳng làm việc gì cả! Trong khi đó, con một người chạy xe ôm lại cảm nhận được sự hy sinh của cha đối với mình rất rõ: người cha phải làm lụng  cực khổ mới có tiền để  nuôi mình ăn học!


Và có một chuyện như thế này: Cậu con trai đang bước vào giai đoạn dậy thì, có hiện tượng vỡ giọng. Bà mẹ đơn thân nghĩ là con mình bị cảm và khàn tiếng, bèn mua thuốc cho con uống. Càng uống càng khàn tiếng trầm trọng. Bà mẹ đưa con đến bác sĩ mới biết con mình đang dậy thì!

Những câu chuyện trên nói lên vai trò của người cha


Câu chuyện thứ hai không phải là sự bi quan của người thành đạt mà là do người thành đạt không có món quà mà người chạy  xe ôm dành cho con mình đó là thời gian!


Ở cậu chuyện thứ ba, nếu có sự can thiệp của ông bố thì sự việc sẽ đơn giản biết bao.


Khi con cái bước vào tuổi thiếu niên, người bố thường cảm thấy xa cách với các con, nhất là khi người bố không có thời gian dành cho con. Một cậu bé luôn được cha chăm sóc và thương yêu sẽ cảm thấy tự tin hơn khi bước ra ngoài xã hội. Trong mắt con trai, hình ảnh người bố là tấm gương cho chúng làm theo.


Không ai có thể chỉ  bảo tường tận cho con trai mình bằng người bố. Khi người cha tích cực tham gia vào việc dạy dỗ con cái, mức độ thành công sẽ cao hơn người mẹ. Những đứa bé sẽ trở nên hoạt bát, tự tin, nhanh nhẹn và độc lập; các em dễ thích nghi với môi trường hơn, có kỹ năng giao tiếp tốt hơn, hành động và suy nghĩ đúng đắn hơn và học giỏi hơn (nói chung là nam tính).


Đơn giản thôi, ai tập cho con trai bơi tốt hơn  người cha? Ai giảng toán cho con trai dễ hiểu hơn người cha? Và ai có thể làm cho con cái diều, cái lồng đèn đẹp, lạ mắt mà đó không phải là người cha?


Nếu là một ông bố, bạn hãy đặt ra cho mình các câu hỏi sau đây và sẽ có câu trả lời từ chính con trai:


- Bạn đã dành một nhất định trong tuần cho con trai chưa? Như: cùng đi hiệu sách hay thư viện, cùng làm vườn, sơn nhà cửa, hay đơn giản chỉ là hai cha con cùng vào bếp chẳng hạn; đơn giản nữa là cùng ngồi lại với nhau và bình luận về một trận bóng đá?


- Bạn đã dạy cho con trai một kỹ năng nào đó chưa? Như: bơi, chèo thuyền (đừng nghĩ việc chèo thuyền mà dễ nhé)


- Bạn đã lần nào tham dự các hoạt động của con ở trường chưa? Như: Một buổi trình diễn văn nghệ có sự tham gia của con trai, một cuộc thi đấu thể thao, một kỳ thi học sinh giỏi toán…  

 

Theo Lao động

Lượt xem: 242
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN