Một chữ cũng là trò: Hiểu từ học sinh cá biệt hiểu đi...

Hai thầy giáo Nguyễn Trường Sa và Nguyễn Công Điền vừa có buổi giao lưu với chủ đề thú vị: "Một chữ cũng là trò" tại Đường sách sáng 18-11.

Một chữ cũng là trò: Hiểu từ học sinh cá biệt hiểu đi... - Ảnh 1.

Tác giả - thầy giáo Nguyễn Trường Sa (bìa trái), tác giả - thầy giáo Nguyễn Công Điền (giữa) tại buổi giao lưu ra mắt ba tác phẩm do NXB Trẻ ấn hành - Ảnh: L.ĐIỀN

 

Nhân dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, câu chuyện từ hai thầy giáo cũng là một phần ưu tư của nhiều người hiện nay.

 

Xã hội hiện nay tiến bộ nhiều, người thầy muốn học trò mình học thì bản thân mình cũng phải học, muốn trò có nhân cách thì thầy cũng phải có nhân cách

 

ThS Nuyễn Công Điền

Học trò dạy tôi...

 

Cụm từ "một chữ cũng là trò" như một phản hồi ấn tượng cho quan niệm "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" trong truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt. 

 

Một chữ cũng là trò của TS Nguyễn Trường Sa: Tác giả chia sẻ những kinh nghiệm từ công việc dạy học.

Đây là những lời khuyên chí tình với quan niệm tiến bộ, hiện đại trong gi& 7fde aacute;o dục, có thể làm hành trang cho những ai quyết định theo đuổi con đường mang kiến thức đến cho những mầm non đất nước.

Tinh thần dạy và học từ trong lịch sử đã đi được một chặng đường dài và ngày nay có những người thầy không chỉ bắt đầu sự nghiệp của mình từ những tháng ngày tâm niệm "nửa chữ cũng là thầy", mà đến lúc trở lại làm thầy ông đã thốt lên: "Trường sư phạm dạy tôi một, học trò dạy tôi mười".

 

Nói rõ thêm về cách ví von này, thầy Nguyễn Trường Sa cho biết: "Khi tôi học từ các thầy cô, thầy cô tôi có thể định nghĩa về tôi như một cậu học trò. 

 

Còn định nghĩa tôi là một người thầy như thế nào đó chính là những học trò của tôi. Bởi vậy, tôi cho rằng: Học trò chính là người thầy tốt nhất cho các giáo viên".

 

Cũng chính từ cái nhìn xem học trò là người không chỉ làm nên sự nghiệp của các giáo viên mà còn quyết định cả cái nhìn về những người thầy, người cô trong nhiều năm sau đó, cả hai thầy giáo Nguyễn Trường Sa và Nguyễn Công Điền đều lưu ý đến việc hiện nay, quan niệm về chuyện "xem học sinh là trung tâm" vẫn chưa được thực hiện đúng đắn. 

 

Về điều này, thầy giáo Nguyễn Công Điền nhắc lại quan niệm: Mình không thay đổi được chính mình thì không thể thay đổi được người khác.

 

Có bạn đọc nêu vấn nạn hiện nay là các thầy cô quá bận với chương trình giáo khoa, liệu còn "kẽ hở" nào để tìm hiểu tâm tư học sinh? Ý kiến của các thầy vẫn là phải tìm cách, vì thầy cô giáo hiểu tâm tư nguyện vọng của học trò là quan trọng nhất. "Nếu không, dù có vị thánh nào sống dậy cũng chịu thua, không giải quyết được" - thầy Điền chia sẻ.

 

Hiểu từ học sinh cá biệt hiểu đi...

 

Với kinh nghiệm của mình, thầy Nguyễn Trường Sa cho rằng một tiết giảng thành công thì đó không chỉ là nơi xảy ra tương tác giữa thầy và trò, mà còn là nơi tương tác giữa con người với con người.

 

Hai quyển sách của ThS Nguyễn Công Điền: Làm cha làm bạn làm thầy gồm những bài học thiết thực mang tính xây dựng dành cho cả phụ huynh, học sinh và các thầy cô để không chỉ tạo ra môi trường học tập tốt đẹp, mà còn giúp đỡ con em học hành hiệu quả.

 

Nghệ thuật hợp tác thầy trò bao gồm các "nguyên tắc" được đưa ra thông qua các tình huống tương tác giữa học trò, thầy cô giáo, phụ huynh và những nhà giáo dục cấp tiến... nhằm hướng đến việc hợp tác giữa thầy và trò được tốt hơn.

 

Tương tác giữa hai người thì có tính xã hội và khi đó người thầy không chỉ là chỗ dựa về kiến thức cho học trò, mà còn là chỗ dựa về tinh thần và tình cảm nữa.

Thầy Nguyễn Công Điền nhớ lại ngày xưa, lúc ông còn đi học, thường các lớp cá biệt, các lớp học sinh phần lớn yếu kém sẽ do chính hiệu trưởng, hiệu phó hoặc các thầy cô giỏi đảm trách. 

 

Giờ thì có chỗ ngược lại, giao lớp cá biệt cho các giáo viên "thấp cổ bé miệng". Ông nói thêm các nước quan niệm khác ta, như ở Phần Lan giáo viên tiểu học được coi trọng hơn giáo viên trung học vì dạy các lớp nhỏ vốn khó hơn và quan trọng hơn rất nhiều.

 

Và điều thú vị là cả hai thầy giáo dành những lời tâm huyết để nói về học sinh cá biệt. Thầy Điền tâm sự: "Học sinh cá biệt của tôi nhiều lắm và phần lớn chúng ta không hiểu tâm tư tình cảm và các vấn đề đang gặp phải của những học sinh cá biệt đó. 

 

Thầy giáo cũng như phụ huynh, thường không hiểu tại sao các em đó học không được, mà chỉ bực tức vì các em học không được".

 

Và thầy Sa lại nhớ đến câu chuyện em sinh viên của mình học kém môn tiếng Anh. Và trong một lần tâm sự, thầy được biết từ nhỏ em đã thích học tiếng Anh nhưng từ tiểu học, một lần vì ngủ quên không kịp đến thi tiếng Anh nên bị điểm 1, từ đó mỗi lần gặp môn tiếng Anh là cảm giác ác cảm và nhớ đến kỷ niệm không đẹp kia khiến em học không tốt. 

 

Từ câu chuyện đó, thầy Sa đã thiết kế ra một tình huống để giải quyết, cũng bằng cách hướng dẫn em sinh viên kia vượt qua một kỳ thi. 

 

Thầy Sa nói rằng: "Em cho phép thầy sửa cái sai của người thầy nào đó trong quá khứ của em và kỷ niệm không vui của kỳ thi năm xưa đã được thay bằng kỷ niệm đẹp của kỳ thi hôm nay".

 

Chính những người thầy tâm huyết như thế mới can đảm nói lên cái điều ngược với thế gian: Một chữ cũng là trò.

 

Theo TTO

Lượt xem: 214
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN