Lời nguyện cầu từ Chernobyl – Thông điệp nhân văn cao cả

"Lời nguyện cầu từ Chernobyl", một tác phẩm phi hư cấu song lại giàu sức lay động không thua kém một sáng tác văn chương giá trị nào. Cuốn sách đã góp phần đưa về giải Nobel văn chương năm 2015 cho nhà văn, nhà báo Svetlana Alexievich - tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như "Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ", "Những chàng trai bằng kẽm", "Những nhân chứng cuối cùng"...

Trong buổi ra mắt “Lời nguyện cầu từ Chernobyl” chiều ngày 9/11 do NXB Phụ Nữ tổ chức tại Không gian văn hóa Đông Tây, Làng sinh viên Hacinco, (99 Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội), nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đánh giá: Với sự cẩn trọng trong từng câu chữ, thái độ làm việc nghiêm túc, dịch giả Nguyễn Bích Lan đã chuyển ngữ thành công  tác phẩm “Lời nguyện cầu từ Chernobyl”, góp phần đưa đến cho bạn đọc một tác phẩm  giàu giá trị nhân văn của Svetlana Alexievich.

 

Bà Khúc Thị Hoa Phượng - GĐ NXB Phụ nữ tặng hoa cho dịch giả Nguyễn Bích Lan

 

Với việc xảy ra vụ nổ lò phản ứng số 4 của Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vào ngày 26/4/1986 , đã trở thành nỗi ám ảnh lớn của nhân loại

 

Mười năm sau thảm h 7fe8 a ấy, khi mà khả năng nhiễm xạ vẫn còn đe dọa bất cứ ai đặt chân đến vùng Chernobyl, nữ nhà báo, nhà văn Svetlana Alexievich đã có mặt ở đó, thu thập dữ liệu, gặp gỡ và phỏng vấn khoảng 500 người đã từng chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia công việc khắc phục hậu quả sau sự cố. Họ là lính cứu hỏa, đội cứu hộ, chính trị gia, nhà vật lý, nhà tâm lý và những thường dân. Nhìn từ góc độ chính trị, “có lẽ không phải cuộc cải tổ của Gorbachev, Chernobyl mới chính là nguyên nhân thực sự khiến Liên bang Xô viết sụp đổ”. Nhìn từ lăng kính xã hội, đây là thành quả gom nhặt hơn 10 năm những nỗi đau “tàn khốc và dữ dội” khiến cả thế giới một lần nữa phải bàng hoàng.

 

Có lẽ Alexievich đã quyết tâm truyền đi Lời nguyện cầu từ Chernobyl không phải ở tư cách một nhà báo hay nhà văn, mà trước hết ở tư cách một người Belarus ghi chép về “sự sống và cái chết của đồng bào mình” . Chính vì vậy, không khó hiểu khi bà khơi sâu được “cảm giác lặng đi chẳng nói nên lời, cái ‘khôn tả’, tính anh hùng và niềm đau thương”

 

 

Tại Nga, cuốn sách này được ví như một “cuộc chiếu X-quang tâm hồn Nga”.

 

Tác giả không tái hiện vùng đất chết bằng những dữ liệu đơn thuần, những con số khô khan mà bằng cảm xúc mãnh liệt:  “những dữ liệu đơn thuần, những dữ liệu mang tính kỹ thuật không thể gần sự thật hơn một cảm xúc… Tại sao chúng ta cứ lặp lại những dữ liệu, chúng ta che giấu cảm xúc của chúng ta. Sự phát triển của những cảm xúc này - những cảm xúc lọt qua các dữ kiện, là điều cuốn hút tôi. Những con người này đã chứng kiến những gì mà đối với người khác vẫn còn là điều chưa biết. Tôi cảm thấy như thể mình đang ghi chép tương lai.”

 

Hawking JSC

Lượt xem: 297
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN