'Gam lam không thực': Luật chơi hỗn độn

Đọc cuốn sách này hẳn là một loại “lao động khổ sai”. Không phải vì tác phẩm dở, mà bởi cuốn tiểu thuyết tự loại mình ra khỏi lối viết bông đùa chóng vánh đang thời thượng.

 

Người đọc có thể dự cảm điều đó ngay từ những trang đầu tiên của Gam lam không thực, đậm đặc bầu không khí xung đột điểm nhìn như trong Trong rừng trúc của Akutagawa Ryunosuke. Bất cứ ai đã quen với lối đọc thong dong, nhẩn nha, đều buộc phải phản bội chính mình để tuân theo “luật chơi” của tác phẩm.

 

Đề tài của tác phẩm không mới, là sự phản chiếu, tri nhận về những người trẻ, những kỳ vọng của thế hệ mình, về khoảng cách diệu vợi giữa yêu thương và oán hận. Mặc dù cày xới trên mảnh đất không lạ, nhưng cách dẫn dắt truyện hẳn ngược lại, rất cá tính, rất “hỗn độn” - một đặc thù của trào lưu hậu hiện đại.

 

Bản nguyên của giới tự nhiên là mớ hỗn độn. Song, con người trên con đường khám phá và chiếm lĩnh giới tự nhiên, bằng quyền năng tư duy đã cố gắng thu xếp nó vào một thể trật tự. Cùng với công việc thu xếp, con người cũng gạt qua một bên và bỏ rơi vào quên lãng những gì không thu xếp được, không lý giải được bằng lý tính thông thường.

 

'Gam lam khong thuc': Luat choi hon don hinh anh 1

Gam lam không thực - tác phẩm mới của cây viết trẻ Thái Cường.

 

Đắm mình vào tác phẩm, hiếm ai có thể quên được chi tiết nhà văn Bằng nghĩ về việc một buổi sáng thức giấc, anh sẽ hóa thành một con gián, gợi suy nghĩ về Samsa, về Kafka - “cánh chim báo bão” của tư trào hiện đại, thậm chí là hậu hiện đại trong văn học nghệ thuật, về cảm quan phi lý rợn ngợp của cõi đời còn nhiều khuất tất.

 

Cuộc hôn nhân mặc dù đi lên từ tình yêu sống chết vì nhau của Bằng và Xuân, nhưng lại trở nên nhạt nhẽo, lãnh cảm khi chu tất thì cũng khó lý giải và không quá xa với sự khó hiểu về một “vụ án” không rõ nguyên nhân, không rõ nạn nhân - hung thủ, thậm chí không biết tất rằng có một vụ án nào xảy ra hay không.

 

Hai câu chuyện, hai cấp độ tự sự nhưng cùng chia sẻ một đường dây bản chất, và cho đến rốt cùng vẫn không có một lời giải đáp trọn vẹn.

 

Với gia tài tác phẩm còn khiêm nhường, mới chỉ hai đầu sách được xuất bản, Thái Cường vẫn đang trên con đường trưởng thành trong nghề viết.

 

Nhưng so với Những mảnh mắt nhìn dung dị, chân phương, Gam lam không thực thật sự “lột xác”, dữ dội và sắc sảo hơn với chiều sâu của nội dung, nét chiêm nghiệm chín chắn, tác phong viết chỉn chu.

 

Đây có thể là điềm dự báo, một sự bảo chứng cho độc giả tin vào sức sáng tạo nơi cây bút trẻ chuyên trị tiểu thuyết này trong tương lai.

 

Theo Zing

Lượt xem: 339
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN