Số đỏ - Vũ Trọng Phụng được dịch sang tiếng Italy

Chiều 3/10, tại Hội sách Hà Nội, bà Maria Benimeo - Tùy viên Văn hóa, Đại sứ quán Italy đã giao lưu với độc giả về sách của các tác giả người Italy được dịch ở Việt Nam và sách Việt Nam được dịch sang tiếng Italy.

Bà Maria Benimeo cho biết hiện nay O barra O là nhà xuất bản chuyên về văn học Việt Nam ở Italy. Nhà xuất bản này đã dịch 10 cuốn sách tiếng Việt sang tiếng Italy, trong đó có Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng, Mong manh như tia nắng của Lê Minh Khuê, một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

 

So do cua Vu Trong Phung duoc dich sang tieng Italy hinh anh 1

 

Bà Maria Benimeo cho biết hiện nay O barra O là nhà xuất bản chuyên về văn học Việt Nam ở Italy. Nhà xuất bản này đã dịch 10 cuốn sách tiếng Việt sang tiếng Italy, trong đó có Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng, Mong manh như tia nắng của Lê Minh Khuê, một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

 

Ngoài ra, tác phẩm của những tác giả trẻ, gồm cả những tác giả đã đến Việt Nam như Alba de Cespedes, Susana Tamaro, Federico Moccia, Donato Carrisi, Bebbe Severgnini, Oriana Fallaci, Niccolo’ Ammaniti, Alessandro Barico, Gianrico Carofiglio... cũng được dịch sang tiếng Việt.

 

Theo bà Maria Benimeo, phần đa sách của các tác giả người Italy trước đây đều được dịch lại từ tiếng Anh, Pháp, Đức. Sau năm 2003 (lớp học tiếng Italy đầu tiên được mở tại Việt Nam), nhiều tác phẩm đã được dịch trực tiếp từ tiếng Italy, như: Những câu chuyện thành Rome của Alberto Moravia, Tử tước chẻ đôi của Italo Calvino, Aeneid - Những cuộc phiêu lưu của Aeneas,…

 

Đề cập tới tình hình hiện tại và kỳ vọng, bà Maria Benimeo chỉ ra những ưu thế và những hạn chế đối với việc dịch sách của các tác giả người Italy ở Việt Nam trên các khía cạnh dịch giả, nhà xuất bản, lưu hành, tái bản.

 

Ưu thế hiện nay chính là có nhiều dịch giả tiếng Italy tiềm năng, có các khóa học về dịch thuật, các chuyên gia sẵn sàng chia sẻ kiến thức, cộng đồng độc giả rộng lớn hơn, sẽ có nhiều nhà xuất bản quan tâm hơn đến các ngôn ngữ nhỏ. Còn hạn chế, theo bà là những vấn đề liên quan đến bản quyền, không có hiệp hội chuyên nghiệp, dịch giả làm bán thời gian, thiếu tầm nhìn vĩ mô, thị trường cho sách Italy ở Việt Nam hạn hẹp…

Lượt xem: 202
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN