Cách cha mẹ Do Thái làm cho trẻ thích đọc sách

Đối với người Do Thái, tri thức là điều quan trọng nhất, do đó mà người dân nước này luôn ý thức việc thu nạp tri thức càng nhiều càng tốt. Một trong số những nguồn tri thức phong phú nhất mà họ luôn coi trọng đó là sách. Họ tin rằng, sách vở luôn chứa đựng những nội dung đẹp đẽ, đạo lí và tri thức tốt lành. Nên ngay từ nhỏ, trẻ em Do Thái đã được cha mẹ dạy thói quen yêu thích đọc sách, tôn trọng sách vở.

Kết quả hình ảnh cho cách cha mẹ dạy con tiếp xúc với sách

 

Dưới đây là một số phương pháp của các bậc cha mẹ Do Thái đã làm để con trẻ thích đọc sách:

1. Sách vở là ngọt ngào

Khi còn rất nhỏ, người mẹ Do Thái thường nhỏ một giọt mật ong lên mỗi trang sách và cho đứa trẻ hôn lên đó, để nói với trẻ ràng “sách vở thật ngọt ngào”.

Với trí hiểu non nớt của đứa trẻ, nó không thể hiểu hết tại sao lại như vậy. Nhưng tiềm thức vô hạn của nó thì đã nhanh chóng khắc sâu và ghi nhớ vị ngọt ngào của những trang sách. Và khi lớn lên, nó luôn tin rằng, sách vở là điều tuyệt vời, đáng trân trọng và luôn luôn ngọt ngào, chúng càng trở nên yêu thích sách hơn.

2. Cha mẹ làm người đọc sách cho trẻ

Muốn con tiếp xúc với sách vở và tri thức từ sớm nên cha mẹ Do Thái sẵn sàng dành thời gian nhiều hơn để làm “người đọc sách” cho đứa trẻ khi nó còn nhỏ, chưa biết chữ. Khi lớn lên, cha mẹ sẽ là “người cùng đọc sách” với trẻ.

Việc mà cha mẹ Do Thái thường làm cho trẻ là mỗi sáng và mỗi tối đọc cho trẻ nghe truyện cổ tích, truyện về danh nhân, khoa học, và nhất là Kinh Thánh. Việc này diễn ra thường xuyên và đều đặn đến mức khi trẻ được một vài tuổi đã thuộc rất nhiều Kinh Thánh.

Thói quen nhỏ này đã dần dần xây dựng trong lòng những đứa trẻ Do Thái lòng mến mộ sách vở, yêu thích đọc sách dù là học tập hay giải trí.

3. Làm gương mẫu giáo dục trẻ thích đọc sách

Một đức tính đáng ngưỡng mộ khác của người Do Thái đó là việc làm gương. Họ thường nói ít – làm nhiều, làm trước - làm thật tốt rồi mới nói thay vì khoa trương – đao to búa lớn. Thói quen này còn áp dụng cả trong việc dạy trẻ của người Do Thái, cha mẹ không cần quá nhiều lời nhắc nhở đứa trẻ, thay vào đó, cha mẹ luôn làm gương sáng, mẫu mực để đứa trẻ noi theo.

Để trẻ thích đọc sách, cha mẹ cũng phải đều đặn, nghiêm túc trong việc đọc sách hàng ngày. Họ làm mẫu và hướng đứa trẻ làm như vậy bằng cách: đọc sách, ghi chép lại, cùng thảo luận về những gì đã đọc được,… điều này kích thích trẻ hứng thú đọc nhiều sách hơn.

4. Bồi dưỡng trẻ đọc sách

Đặt mua báo, tạp chí định kỳ để trẻ có thêm nguồn đọc phong phú đỡ nhàm chán.

  • Cùng nhau đọc sách, có giờ đọc sách chung trong yên lặng và có những giờ chia sẻ về điều đã thu nhận được từ sách.

  • Dẫn trẻ đến thư viện, nhà sách, bảo tàng, triển lãm để tăng tri thức, kích thích việc học tập.

  • Trong nhà người Do Thái luôn có một tủ sách và truyền lại cho các thế hệ, sách trong phòng ngủ luôn được đặt ở đầu giường.

 

Không phải tự nhiên mà người Do Thái lại hướng con đọc sách nhiều đến thế, không phải ngẫu nhiên mà tại Israel có đến hơn 1000 thư viện công cộng, trung bình mỗi người Do Thái đọc hơn 20 cuốn sách/năm. Là bởi vì đọc sách là một thói quen tốt, trong sách có vô vàn những kiến thức quý báu, có những triết lý sâu xa làm thay đổi con người,… chính vì vậy tất cả chúng ta đều nên dạy trẻ biết cách đọc sách từ sớm, duy trì và nâng cao thói quen lành mạnh này.

 

Lượt xem: 243
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN