Khắc khoải quê xưa (*)

 

Theo tâm lý thông thường, buổi chiều mang lại cho con người ta nhiều cung bậc cảm xúc hơn là buổi sáng hoặc buổi tối. Có lẽ, không gian buổi chiều khi ánh nắng dần nhạt phai và hoàng hôn rắc màu tro bụi mang lại cho tâm hồn cảm giác bâng khuâng, trống trải, buồn buồn, nhớ quê, nhớ nhà, nhớ mẹ... Điều này rất dễ dàng nhận thấy trong ca dao: "Vẳng nghe chim vịt kêu chiều/ Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau/ Chiều chiều ra đứng ngỏ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều."

 

Tác giả Xuân Cừ.

 

Một người rời quê ra phố học hành, công việc và sống nhiều năm ở phố, nhà thơ Xuân Cừ  (Lê Xuân Cừ, quê Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) cũng không tránh khỏi những buổi chiều khắc khoải quê xưa, nhớ những con đường làng thời thơ ấu đã đi, nhớ bờ tre ruộng lúa, nhớ bạn bè thời thơ ấu tắm sông, thả diều, nhớ mẹ quê và cả bóng dáng ai đó khi tâm hồn bắt đầu biết rung cảm trước vẻ đẹp dịu dàng của người khác phái...

 

"Tiếng chiều" chính là tiếng lòng, hoài niệm và hồi tưởng của thi nhân về những cảm xúc bất chợt trỗi dậy và được chép lại thành thơ. Có thể đoan chắc rằng, những hồi âm dội về từ tiềm thức, từ những năm tháng bể dâu của đời người trong không gian ban chiều là sự ám ảnh và không ngừng lặp lại. Bởi vậy, tập thơ "Tiếng Chiều", gồm 69 bài - không kể lời giới thiệu và lời bạt có đến 6 bài thơ mang tên "Tiếng chiều" và được đánh số thứ tự từ 1 đến 6. Tất cả những "Tiếng Chiều" đó đều khắc họa tâm trạng của tác giả tuy bằng nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng chung quy đều hướng về miền quê tâm linh trong tâm tưởng của đời người:

 

"Lắng trong tiếng chiều say/Đồng quê êm sóng lúa" (Tiếng Chiều 1); "Miền quê ngấy mùi cỏ dại/Ngoài kia lúa đã lên đòng" (Tiếng Chiều 2); "Chiều hoàng hôn buông xuống/Buồn như câu thơ rơi" (Tiếng Chiều 3)…Khắc khoải quê xưa là khắc khoải trong miền nhớ tuổi học trò ngây thơ, h&oci 7fe5 rc;̀n nhiên, trong trắng và còn là nỗi nhớ khôn nguôi dành cho một tính yêu đầu chớm nở, rồi trôi xa đến ngỡ ngàng như một giấc mơ. Mà mơ thì không thật:

 

"Rồi một ngày không còn chung lớp/Áo học trò lần đổi màu sương/Miền phồn hoa muôn màu cám dỗ/Anh sao đưa em đến cuối cuộc đời?" (Lời sau hết)

Cuộc sống là cuộc hành trình không một phút nghỉ ngơi. Thời gian trôi qua. Tuổi trẻ trôi qua. Quê hương chìm khuất trong lăn lóc cuộc đời. Khi đứng về phía mé bên kia của cuộc đời, con người ta thường giật mình nhìn lại, soi rọi lại và chiêm nghiệm:

 

"Nhìn xuống thấy toàn cây cỏ cú/Ngước lên nắng chiếu bạc mái đầu/Khi thấu nỗi lòng người xa xứ/Mới biết mình trôi chảy bên mô?" (Nỗi niềm xưa). Nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học Nhật Chiêu khi đọc bản thảo tập thơ "Tiếng chiều" đã có đôi lời nhận xét: "Với Xuân Cừ, thơ là trở về thơ ấu. Dường như thơ ấu trở thành quê hương. Thơ đi theo "chiều" của thơ ấu. Và thơ cũng là tiếng chiều của những dư vang, của những hoài niệm và hoài vọng". Quê hương, thời thơ ấu, dư vang, hoài niệm và hoài vọng là niềm khắc khoải quê xưa ngân vang trong "Tiếng chiều" và hy vọng đọng lại giữa lòng bạn đọc.

 

* Đọc tập thơ Tiếng Chiều của Xuân Cừ, Nxb Hội Nhà Văn – 2018

 

Theo CADN

Lượt xem: 212
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN