Làm sao để trở thành 'cha mẹ vừa đủ tốt'?

Vì sao chúng ta cảm thấy không tìm ra cách làm cho con cái hạnh phúc? Phải chăng chúng ta là những cha mẹ chưa đủ tốt?

 

Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Nhà xuất bản Trẻ ra mắt cuốn sách Cha mẹ vừa đủ tốt của hai tác giả Vũ Phi Yên và Trần Ngọc Bảo Khanh.

 

Theo tác giả, giữa muôn vàn lời khuyên nuôi dạy con, cha mẹ “vừa đủ tốt” là cha mẹ cho con được những thứ quan trọng nhất cho quá trình phát triển của trẻ: Cảm nhận gắn bó an toàn, tinh thần học hỏi và phát triển và khả năng thấu cảm. Cố gắng đảm bảo những điều đó, cùng những cung cấp cơ bản về vật chất, con bạn sẽ lớn lên vững vàng.

 

Lam sao de tro thanh 'cha me vua du tot'? hinh anh 1

Bìa sách cuốn Cha mẹ vừa đủ tốt. Ảnh: NXB Trẻ.

 

Khi phải đối mặt với trăm nghìn áp lực, khi bản thân bạn thời thơ bé cũng chịu những tổn thương do sự giáo dục của cha mẹ, thì liệu bạn có lặp lại những điều đó khi nuôi dạy con mình? Hành trình nuôi con cũng là hành trình chữa lành và hoàn thiện bản thân, để cho cha mẹ lẫn con cái đều hạnh phúc và lành mạnh.

 

Đây là quyển sách với những tư tưởng mới mẻ và cảm giác như “ngược chiều”, khiến độc giả đôi khi cảm thấy muốn phản biện.

 

Cuốn Cha mẹ vừa đủ tốt có đoạn viết: "Mối quan hệ gắn bó là sự gắn kết về mặt cảm xúc giữa trẻ em và người chăm sóc chính, được hình thành chủ yếu qua giao tiếp không lời… Chỉ cần chúng ta, những phụ huynh hay người chăm sóc khác, quan tâm và đáp ứng những nhu cầu của trẻ, thì mối quan hệ gắn bó tự nhiên sẽ được hình thành. Tuy nhiên, chất lượng của mối quan hệ này như thế nào mới là vấn đề.

 

Nếu sự gắn bó này là an toàn, đứa trẻ sẽ dễ có được cảm giác bình an nội tâm, cảm thấy mình được thấu hiểu, và đủ bình tĩnh khám phá cuộc sống, trong lúc đó hệ thần kinh của trẻ được phát triển một cách tối ưu.

 

Khi ấy, bộ não đang phát triển của trẻ sẽ biết tự tổ chức để phát triển sao cho trẻ được đảm bảo tốt nhất những nền tảng quan trọng sau: Sự bình tâm để chú ý đến thế giới bên ngoài chứ không chỉ quay vào bên trong và bị xáo động bởi cảm xúc của chính mình, niềm vui học hỏi, khả năng tự nhận biết về chính mình một cách lành mạnh, lòng tin ở thế giới chung quanh, và sự thấu cảm". 

 

Cũng theo cuốn sách, nếu mang cảm nhận gắn bó không an toàn, trẻ sẽ không có được cảm nhận bình an nội tâm, không thấy được sự thấu hiểu, khó bình tĩnh được trong những tình huống thử thách, và tất cả những điều này ngăn trở bộ não của trẻ tự tổ chức để phát triển theo hướng tốt nhất. 

 

Theo Zing

Lượt xem: 265
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN