'Bước chân theo dấu mặt trời' - sách kể chuyện lang thang Ấn Độ

Tác giả Thu Thủy gác lại công việc, cuộc sống thường nhật để du lịch, tìm kiếm ý nghĩa của sự bình yên.

Tên sách: Bước chân theo dấu mặt trời


Tác giả: Phương Thu Thủy


Nhà xuất bản Thế giới

 

Năm 2013, sau một lần cùng mẹ du lịch Ấn Độ, Thu Thủy bị vùng đất giàu bản sắc văn hóa và tâm linh này thu hút. Không lâu sau, chị quyết định tu học Phật giáo Ấn Độ ngay tại Việt Nam. Đến một ngày, chị quyết định một mình trở lại đất nước này để thực hiện giấc mơ khám phá cuộc sống và con người nơi đây.

 

Bìa

Bìa "Bước chân theo dấu mặt trời".

 

Trước khi bắt đầu hành trình, Thu Thủy có cuộc sống bình yên. Vốn hòa nhã, nhẹ nhàng và hiểu chuyện, chị may mắn lấy được người mình yêu là tình đầu thời đại học. Sau khi tốt nghiệp, chị có một công việc ổn định suốt 10 năm và hưởng cuộc sống ấm êm bên người thân, bạn bè. Thế nhưng, cô gái trẻ không thỏa mãn mà luôn cảm thấy từ sâu trong mình có một khoảng trống khó giải thích.

 

Biết ý định của chị, đồng nghiệp phản ứng, can ngăn. Chị kể mọi người đều khuyên Ấn Độ là vùng đất không an toàn cho phụ nữ. “Cứ hai mươi phút lại có một vụ cưỡng hiếp”, “Qua bên đó tiếng Anh không tốt thì làm sao?” - nhiều người nói với chị. Trên Internet, nhiều tin tức tiêu cực về Ấn Độ như hiếp dâm, giết người, bạo động và kém vệ sinh. Nhưng trong cô gái trẻ luôn vững niềm tin trở lại nơi đây. Chị may mắn được chồng ủng hộ.

 

Thu Thủy chọn vùng đất Ladakh, bởi pháp hội Kalachakra do ngài Dalai Lama chủ trì được tổ chức tại đây, nơi được gọi là Thiên đường ẩn giấu (The hidden paradise).

 

Tác giả Phương Thu Thủy.

Tác giả Phương Thu Thủy.

 

Cuốn sách kể lại chi tiết hành trình của Thu Thủy từ khi đặt chân đến Ấn Độ. Sau khi máy bay hạ cánh ở Mumbai, chị được vợ chồng người bạn Sachin đón tiếp và có một đêm ngon giấc tại căn hộ của họ ở Pune. Sau đó, chị một mình lên đường.

 

Tác giả mô tả khi đến Ladakh, bức tranh hùng vỹ chưa từng thấy hiện ra trước mắt chị. Ladakh là vùng đất Ấn ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Tây Tạng. Từ cảnh vật, con người, những ngôi đền đều chứa đựng tinh thần Phật. Những bài giảng về lòng từ bi của Dalai Lama tiếp thêm niềm tin cho chị về cuộc sống. Chị được tiếp nhận nghi lễ quán đỉnh thời luân (Kalachakra) từ một Lama trong vùng, chiêm ngưỡng biểu tượng Mandala cát.

 

Qua những ngày trải nghiệm, tác giả khẳng định Ấn Độ không như những gì chị biết khi ở quê nhà. Ở đây tình người diễn ra một cách lặng lẽ, tự nhiên, không ai đề phòng ai. Khi dự một đám tang, chị viết: “Ở đây không nghe một tiếng khóc nào, mọi người mỉm cười chào khiến tôi không có cảm giác ở trong một đám tang”. Những điều đó giúp tác giả cảm thấy bình yên cả khi một mình lang thang nơi đây.

 

Từ miền đất Phật Ladakh, Bodh Gaya đến những thành phố hiện đại New Dehli, Mumbai hay Dhamma Gigi, Igatpuri và Kolkata... tác giả nhận ra rằng lòng tốt luôn ngự trị trong thế giới con người, giúp chị dũng cảm đối mặt khó khăn suốt hành trình.

 

Qua cuốn sách, Thu Thủy gửi gắm thông điệp về tình bạn, tình cảm gia đình, lòng nhân ái cùng tín ngưỡng thiêng liêng dẫn lối con người tìm đến điều tốt đẹp của cuộc sống.

 

Theo VnExpress

Lượt xem: 263
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN