Nhà văn của những hồi ức tàn bạo về một thời đại hủy diệt

Imre Kertész là nhà văn Hungary đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay được trao giải Nobel Văn học.

 

Ngoài ra, Kertész cũng từng được trao các giải thưởng như giải Văn chương Brandenburg năm 1995, giải Sách cho bạn đọc châu Âu năm 1997, giải Viện Hàn lâm Darmstadt năm 1997, giải Văn chương Thế giới năm 2000, Huy chương Goethe năm 2004... 

 

Năm 2002, khi trao giải Nobel Văn chương cho Kertész, Ủy ban Giải thưởng Nobel của Thụy Điển đã tôn vinh các tác phẩm của ông là “một sự nghiệp văn học nói lên trải nghiệm mỏng manh của cá nhân, đối lập với sự độc đoán tàn bạo của lịch sử”. Những tác phẩm của ông đều xoay quanh cảm thức về nạn diệt chủng. Trong đó, nổi tiếng nhất chính là tiểu thuyết đầu tay Không số phận, được ông viết trong vòng 13 năm.

 

Nha van cua nhung hoi uc tan bao ve mot thoi dai huy diet hinh anh 1
Tác phẩm Không số phận.

 

György Köves, người kể chuyện trong tác phẩm của Imre Kertész, là một cậu bé học sinh 15 tuổi, quá đỗi ngây thơ, bị tống vào trại tập trung Holocaust trong nạn diệt chủng Do Thái do Đức quốc xã gây nên.

 

Theo lời khuyên của các tù nhân lớn tuổi trong trại giam, Koves tuyên bố mình là một công nhân 16 tuổi. Điều đó khiến anh ta đủ tuổi để làm công việc lao động khổ sai, cứu anh ta khỏi sự hủy diệt.

 

Kertesz mất 13 năm để hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay Không số phận vào năm 1965, nhưng nó không được xuất bản cho đến một thập kỷ sau đó.

 

Dù Kertesz khẳng định với độc giả rằng Không số phận không phải l 7fdf à một cuốn tự truyện về bản thân ông, nhưng tác phẩm có những điểm tương đồng mạnh mẽ với trải nghiệm của tác giả. Ở tuổi 14, khi đang đi học, Gyuri Koves, nhân vật chính của Không số phận bị bắt lên một chiếc xe kéo và bị trục xuất cùng với hàng ngàn người Do Thái ở Budapest, trước tiên đến Auschewitz và sau đó là Buchenwald.

 

Trong một bài phỏng vấn năm 2002 với tờ Newsweek, Kertesz đã nói: “Tôi đã trải qua những khoảnh khắc hạnh phúc tràn trề nhất trong trại tập trung”; “Bạn không thể tưởng tượng được nó như thế nào khi nằm trong bệnh viện của trại, hay có được 10 phút nghỉ ngơi giữa những giờ lao động. Để cảm thấy cái chết đang ở cận kề cũng là một loại hạnh phúc. Khi việc còn được sống sót trở thành sự tự do lớn nhất của tất cả mọi người.”

 

Khi chia sẻ về việc coi thời gian của mình trong các trại tập trung như một điều hạnh phúc nhất mà ông biết đến, Kertesz đã gây sốc cho những người độc giả đang tìm kiếm một câu chuyện tử vì đạo trong tác phẩm của ông. Những điều ông viết trong sách của mình sâu sắc, bí ẩn hơn nhiều.

 

Một người trẻ tuổi sống trong môi trường cận kề cái chết, Kertesz và bản thân nhân vật của ông đã chấp nhận cuộc sống và tìm thấy sự tự do trong chính những ngày chờ được sống, và thưởng thức những giây phút bình yên, hiếm hoi trong mỗi cuộc nghỉ ngơi. Đó là cách Kertesz đối thoại với độc giả về thảm họa khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại này.

 

Nha van cua nhung hoi uc tan bao ve mot thoi dai huy diet hinh anh 2
Tác phẩm Kinh cầu cho một đứa trẻ không ra đời.

 

Trong tác phẩm Kinh cầu cho một đứa trẻ không ra đời, Kertesz tiếp tục những suy tư bán tự truyện về ảnh hưởng của các trại tập trung chết chóc lên cuộc đời mình.

 

Ở tác phẩm này, Kertesz tiếp tục cuộc truy vấn đầy ám ảnh về số phận của con người sau nạn diệt chủng. Nhân vật chính là một nhà văn - người vừa trải qua địa ngục trần gian Auschwitz - sau những dằn vặt đau đớn, đã  quyết định không sinh con. Ông ý thức được rằng sau những gì đã trải qua sau nạn diệt chủng, mình không có quyền trao số phận Do Thái cho một con người, cho đứa con chưa ra đời của vợ chồng ông, vì những gì đã xảy ra với ông và hàng triệu thân phận Do Thái khác, có thể tái diễn bất cứ lúc nào, với bất cứ ai trong một chế độ toàn trị kiểu phát xít.     

 

Trại tập trung Auschwitz được ví như địa ngục trần gian thời bây giờ. Theo lời Imre Kertesz, nó tồn tại ở khắp mọi nơi. Đây cũng là một luận cứ chính trong sáng tác của Kertesz.

 

Với những tác phẩm mang dấu ấn đậm nét về thảm họa Holocaust, Kertesz đã thấm vấn sự điên rồ và bạo lực bất công mà Đức quốc xã đã gây ra cho cộng đồng người Do Thái trên khắp châu Âu với những hậu quả tâm lý nặng nề cho những người còn sống sót. Các tiểu thuyết của ông đều rất tinh tế trong việc khám phá cái bóng tối tồn tại một cách vô cảm trong nhân loại.

 

Văn chương của Kertesz cũng là loại văn chương được bao phủ bởi cảm giác của sự hủy diệt, với một bầu không khí đặc quánh hơi ngạt, với những tiếng la thét của người chết. Là một bầu không khí mà có lẽ những người không có sự trải nghiệm khủng khiếp ấy thì không bao giờ có được.

 

Sau trải nghiệm lò thiêu, Kertesz đã sống những ngày đen tối cùng cực. Ông trở về cuộc sống như một kẻ mộng du luôn mang trong mình một giấc mộng đeo đẳng về một lò thiêu với sự giết người điên cuồng. Là người say mê Camus ngay sau khi đọc tác phẩm Người dưng, Imre Kertesz cũng bị ám ảnh bởi những suy tưởng về tự tử, xem tự tử là việc có ý nghĩa nhất trong đời sống phi lý và vô nghĩa này.

 

Mặc dù bị cám dỗ bởi tự tử, nhưng Kertesz bằng cách nào đó đã kiên trì và cho đến năm 2003, trong cuốn tiểu thuyết Felszamolas, ông đã sáng tạo nên một người hùng tự sát thực sự. Kết thúc cuốn sách đó, có lẽ do bị ảnh hưởng bởi sự trầm cảm kéo dài, ông bị chuẩn đoán mắc bệnh Parkinson.

 

Nha van cua nhung hoi uc tan bao ve mot thoi dai huy diet hinh anh 3
Nhà văn Imre Kertesz.

 

Vào năm 2013, Kertesz đang trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến với bệnh Parkinson, đã nhận lời một cuộc phỏng vấn kéo dài với Paris Review tại nhà ông ở Berlin. Nhà văn mô tả chế độ Đức quốc xã “là một cái mày làm việc hiệu quả đến mức phần lớn mọi người thậm chí còn không có cơ hội để hiểu được những sự kiện họ đã trải qua”.

 

Khi chia sẻ về động lực viết văn của mình, ông cũng nói “Tôi đã cố gắng bày tỏ sự thật bằng một cách nào đó. Để kể một câu chuyện mà tôi không thể nói được”. Việc sống sót qua nạn Holocaust, với Kertesz cũng giống như là người duy nhất có thể nhìn thấy Gorgo

 

Theo Zing

Lượt xem: 216
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN