Sách 'Người canh giữ phù dung' khắc họa những gương mặt phụ nữ

Trong lịch sử dân tộc Việt, bên cạnh các bậc anh hùng, tráng sĩ, không thể không nhớ đến Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân, Học sĩ Nguyễn Thị Lộ... 

 

Tám truyện ngắn trong Người canh giữ phù dung khắc họa tám nhân vật nữ trong lịch sử. Mỗi nhân vật là một sắc thái và số phận khác nhau. Chính trị luôn có đủ thăng trầm, thế nước lúc tàn lúc suy, lúc nhiễu nhương khi hưng thịnh. Trong sự biến thiên đó, những phận nữ nhi có vai trò và đóng góp gì? Nguyệt Chu - tác giả tâp sách, một cô giáo dạy văn đến từ thị xã Sơn Tây (Hà Nội) - nỗ lực đi tìm lời đáp cho câu hỏi đó qua các trang truyện.

 

Bìa cuốn Người canh giữ phù dung.

Bìa cuốn "Người canh giữ phù dung".

 

Truyện đề cập về nữ hoàng đầu tiên và duy nhất của nước Việt: Lý Chiêu Hoàng với mối tình ngang trái cùng Trần Cảnh, về Nguyên phi Ỷ Lan tài sắc vẹn toàn, chăm lo đời sống cho muôn dân để nhà vua tập trung bình ổn giang sơn. Là cô gái Trần Thị Thái dám vượt qua những rào cản để đến với tình yêu, nên duyên cùng Nguyễn Ứng Long, nhờ đó có một ngôi sao Khuê lấp lánh ra đời - chính là đại thi hào Nguyễn Du sau này.

 

Có người là nạn nhân của thời cuộc như Mỵ Châu, dù nàng đã chọn cho mình tâm thế: "Thiếp chỉ là đàn bà. Thiếp không ôm giấc mộng đế vương" hay cung phi Điểm Bích bỗng dưng trở thành "con tốt" của vua Trần Anh Tông với nhiệm vụ "thử đạo hạnh của quốc sư Huyền Quang". Lại có người trực tiếp tham gia vào chính sự như Tuyên phi Đặng Thị Huệ với cơn say khát uy quyền để rồi chìm trong trong những âm mưu và thủ đoạn. Là Thái hậu Dương Vân Nga từ "phận nữ nhi nào đâu biết đến chuyện binh đao", phút chốc phải gánh trên vai vận mệnh xã tắc.

 

Cũng không thể không nhắc đến nàng Cầm trong truyện ngắn Người con gái Sơn Tây, một cô gái có dung nhan yêu kiều, mang một vẻ đẹp u huyền sâu thẳm của bóng tối. Phận nhi nữ nhưng nàng đau đáu với vận nước. Mối quan tâm của nàng là "bọn Phú Lang Sa xảo trá và hèn hạ", là "Thành Hà Nội đã rơi vào tay chúng", "Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã lẫm liệt hy sinh. Bọn Cờ vàng được thể làm càn". Khí khái của nàng không khác gì một trang nam tử, nhất là khi nàng nói với cha - Tiết chế Bắc kỳ Quân vụ Hoàng Kế Viêm: "Con hận chưa thể quyết liều sống mái một phen với chúng".

 

Qua tập truyện, Nguyệt Chu thể hiện một sự đồng cảm sâu sắc với những người phụ nữ; và cũng bằng sự đồng cảm ấy, chị đã tô đậm vị trí của họ trong lịch sử. Các truyện ngắn của nữ tác giả sinh năm 1986 giàu tính biểu tượng khi mỗi nhân vật được gắn với một loài hoa. Mỵ Châu mang vẻ đẹp của đóa phù dung "hiện hữu đấy nhưng lại xa vời chẳng thể nào nắm giữ". Đặng Thị Huệ là bông ngọc lan trắng muốt. Nàng Điểm Bích là đóa trà mi thơm ngát trong đêm vắng… Phải chăng, đó cũng là một dụng ý của tác giả, rằng những giai nhân, những người phụ nữ cũng giống như những cánh hoa. Hoa đẹp nhưng là cái đẹp mong manh, có rực rỡ đến đâu thì màu thời gian rồi cũng nhuộm lên đó sắc phai tàn.

 

Theo VnExpress

Lượt xem: 239
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN