Mỗi tuần một cuốn sách: Quan trọng là đọc sách gì?

Đọc sách gì, hay hay dở? Học được gì từ đó? Có dùng được cuốn sách để soi mình, sửa mình và nâng mình lên hay không?

Sau thông tin ông chủ mạng xã hội Facebook vừa lập ra trang “A Year of Books” (Năm của sách) nhằm kêu gọi mọi người hãy đọc sách thay vì dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội.

Mark Zuckerberg kêu gọi mỗi người, một tuần nên đọc một cuốn sách sẽ học hỏi thêm những kiến thức về những đức tin, nền văn hóa và công nghệ. Báo Đất Việt, đã có cuộc trò chuyện về ý tưởng này với Ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo Dục (IRED), người sáng lập Trường Doanh Nhân PACE, cũng là người khởi xướng Dự án SachHay.org và Giải thưởng Sách Hay thường niên.

Văn hóa đọc của người Việt vẫn ở mức độ thấp

Chia sẻ với Đất Việt, ngày 21/1, ông Trung cho biết: “Việc đọc sách đối với từng đối tượng, từng thời điểm, từng mục đích sẽ khác nhau. Có người thì đọc để học, có người đọc để giải trí, có người đọc vì công việc…. Có người thì không có thời gian nên không thể đọc, cũng có nhiều người hầu như chẳng đọc sách, để thấy, việc đọc sách là tùy thuộc vào mỗi người.

Thế nhưng, nhìn chung, mức độ đọc sách của người Việt hiện nay so với các nước phát triển đang ở mức rất thấp. Thậm chí, những cuốn sách được xem là có giá trị, bán chạy ở nhiều nước phát triển, nhưng khi dịch ra Tiếng Việt bán cho người Việt thì số lượng không đáng bao nhiêu.

Ví dụ, như một cuốn sách về quản trị, được phát hành cả trăm nghìn bản ở Singapore, một đất nước chỉ có hơn 4 triệu dân. Nhưng khi cuốn sách đó được mang về VN sau khi mua bản quyền mất nhiều công phu, rồi dịch ra tiếng Việt, chỉ phát hành vài ngàn bản mà bán mãi không hết, trong khi dân số nước ta lên đến 90 triệu người.

Rõ ràng, nhìn chung mức độ đọc sách của người Việt so với các nước phát triển còn thấp, mà đã thấp thì phải cố gắng đọc nhiều hơn để nâng cao, cho nên nếu thực hiện được việc mỗi tuần đọc một cuốn sách thì nên ủng hộ”.

Tuy nhiên, theo ông Trung, điều quan trọng nhất là phải trả lời được câu hỏi: đọc sách gì và đọc để làm gì. Cũng giống như việc kết nối Internet là tốt, nhưng l&e 7fde circ;n mạng để làm gì mới là điều quan trọng.

Vì cũng có những người bảo 5 năm qua tôi đọc 500 cuốn sách, nhưng cũng có những người thay vì 1 tuần đọc 1 cuốn sách, thì 1 tháng đọc 1 cuốn, nhưng cuốn nào ra cuốn đó, rất có giá trị, rất có ý nghĩa đối với cuộc đời, sự nghiệp của họ.

Để thấy rằng, điều quan trọng ở đây là đọc sách gì, để làm gì, cuốn sách đó có giúp nâng tầm vóc văn hóa hay trình độ chuyên môn của bản thân người đọc sách lên hay không?

Tránh việc ngày nào cũng đọc sách, nhưng toàn sách nhảm nhí, sách vô bổ, không làm cho con người tốt lên. Chúng ta không cực đoan đến mức cho rằng, sách yêu đương là xấu, không nên đọc, và cũng không nên phê phán sách mang tính giải trí, bởi thực ra sách có nhiều loại, có thể loại đọc để giải trí, cũng có thể loại đọc để học hỏi. Nên sách giải trí cũng là một nhu cầu.

Có điều nếu chỉ đọc sách giải trí, mà không đọc những sách khác để nâng tầm của mình lên thì lâu ngày sẽ biến thành người khác. Có một câu nói: “Nếu muốn biết 1 người là ai thì nên nhìn vào bạn của người đó hay nếu muốn biết một người là ai, thì nhìn vào những cuốn sách người đó đọc”.

Quan trọng là đọc sách gì, có tốt cho bản thân không

“Những cuốn sách được đọc chắc chắn sẽ góp phần hình thành nên mỗi con người, cho nên nếu muốn trở thành con người như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào những cuốn sách bản thân tìm đọc”, ông Trung khẳng định.

Ở một góc độ khác, ông Trung chia sẻ, ngày xưa người Việt ít đọc sách vì không có nhiều sách hay để đọc. Bây giờ, nghịch lý hơn, người Việt vẫn ít đọc sách, nhưng là do có quá nhiều sách, không biết đọc sách nào.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngành xuất bản phát triển mạnh, trăm hoa đua nở, người đọc vào nhà sách là ngộp thở. Thế nên, để tìm được một cuốn sách hay thì cần phân biệt được đâu là sách hay, đâu là sách rác, khi đó rất cần có khả năng thẩm định, nếu hạn chế khả năng này thì có thể dựa vào gợi ý, chia sẻ của chuyên gia trong các lĩnh vực.

Tri thức nền tảng vẫn nằm trong sách

Nhìn nhận về nguyên nhân dẫn đến thực trạng giới trẻ lười đọc sách, ông Trung phân tích: “Thực ra có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do hệ thống giáo dục hiện nay. Tất cả chỉ được học kiến thức trong SGK, mà quên mất việc khuyến khích học sinh đọc sách, hình thành thói quen từ bé. Thứ hai, trong thời đại nghe – nhìn lên ngôi, thì giới trẻ chỉ thích nghe, nhìn và xem, hơn là thích đọc. Bởi giữa những thông tin tràn ngập, mỗi ngày con người đều có thể biết vô số thứ, nghĩ rằng biết những thứ đó đã là đủ. Nhưng đó mới chỉ là thông tin, còn tri thức nền tảng chắc chắn vẫn nằm trong sách”.

Theo phân tích của ông Trung, có thể ví von, tri thức từ sách là gốc, rễ, thân, còn những thông tin ta thu nhận được hàng ngày từ nghe, nhìn, xem là lá, cành. Cho nên nếu có một nền tảng tri thức tốt, thì những thông tin bổ sung vào, sẽ góp phần xây dựng được nền tri thức tuyệt vời. Còn nếu nền tri thức yếu, thông tin nhiều cũng không có tác dụng, có khi còn bị tẩu hỏa nhập ma và ảo tưởng về sự hiểu biết của mình.

Hơn thế, đọc sách (sách giấy hay sách điện tử) rất quan trọng đối với những người cần nền tảng để có thành công bền vững và hạnh phúc đích thực. Còn đối với những người chỉ cần hạnh phúc ảo, thành công nhất thời, thì đọc hay không đọc cũng không quan trọng lắm.

Cũng giống như câu chuyện, một người muốn đạt trình độ võ thuật cao thì không chỉ cần luyện chưởng mà phải luyện công. Nhưng nhiều người tinh thần học võ không cao, thì chỉ thích luyện chưởng, không thích luyện công. Bởi vì, luyện chưởng chỉ cần học vài buổi là có thể đánh được người khác, còn luyện công sau nhiều năm cũng chưa chắc đã đánh được ai.

 

Nhưng luyện chưởng nhiều mà không có luyện công, thứ nhất, không thể đạt trình độ võ thuật cao, thứ hai, dễ xảy ra tình trạng tẩu hỏa nhập ma, không có nội lực thực hiện thế võ. Để thấy một người giỏi võ không chỉ cần luyện công, mà còn phải có võ học, võ đạo, đây được gọi là khổ học, khổ luyện.

Còn thực tế hiện nay, ông Trung nhìn nhận: "Đọc sách chỉ là vỏ bên ngoài, hiện nay, có thể chia tạm chia làm 4 loại sách quan trọng: thứ nhất, là sách giúp kiến tạo nền tảng văn hóa cho một con người, một tổ chức và một xã hội, sách này ai cũng nên đọc. Thứ hai, là sách giúp hình thành nền tảng chuyên môn cho từng việc, từng ngành, từng nghề, từng lĩnh vực. Thứ ba, là sách giúp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của từng việc, từng ngành, từng nghề, từng lĩnh vực. Thứ tư, là sách giúp mình giải trí, giúp mình khám phá tìm hiểu những gì mà mình muốn biết.

Chúng ta khuyến khích đọc sách nhưng đó mới chỉ là hình thức, có người tìm được cuốn sách ý nghĩa, sẽ đọc tập trung, ngấu nghiến, từ đó làm thay đổi cuộc đời của mình, nhưng cũng có người đêm nào cũng đọc mà cuộc đời không thay đổi gì.

Thế nên, tôi vẫn cho rằng phải trả lời được câu hỏi: Đọc sách gì, hay hay dở? Học được gì từ đó? Có dùng được cuốn sách để soi mình, sửa mình và nâng mình lên hay không?

3 cuốn sách giới trẻ nên đọc

Chia sẻ về chuyện đọc sách của bản thân, theo ông Trung thì hiện nay, đối với ông không phải vấn đề thích hay không thích mà đó là công việc hàng ngày. Nếu thích là chuyện quá tốt, còn không thích thì đó là chuyện phải làm, vì với nghề day học, nếu không đọc thì sẽ khó mà làm được.

Được đề nghị đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ, ông Trung cho hay: "Có 3 cuốn sách tôi tin, nếu đọc kỹ thì sẽ rất tốt cho bản thân: Một là, cuốn Khuyến học của tác giả Fukuzawa Yukichi - Nhật bản, đây là cuốn sách đặc biệt với nước Nhật, nhưng lại rất hợp với bối cảnh VN, cuốn sách đã được xuất bản 76 lần tại Nhật.

Hai là, cuốn 7 Thói quen để thành đạt của Stephen R.Covey. Ba là, cuốn Bàn về tự do của John Stuart Mill".

Quan điểm của ông Trung là không lên án chuyện vào mạng xã hội nhưng nếu chỉ có làm việc đó thì chưa đủ. Nếu có thể ngấu nghiến, đọc hết những cuốn sách đáng để đọc thì các bạn trẻ có thể sẽ trở thành một con người khác, khiến mình có thể tự hào về mình, nhất là những cuốn sách giúp soi mình, sửa mình và nâng mình lên”.

Nguồn: Theo Báo Đất Việt

Lượt xem: 227
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN