Để không lãng quên văn chương Sài Gòn

Nhà báo Trần Nhật Vy vừa ra mắt tập 2 của bộ văn xuôi Văn chương Sài Gòn 1881 - 1924, tổng cộng hai tập hơn 800 trang.

 

Để không lãng quên văn chương Sài Gòn - Ảnh 1.

Tập 1 ấn hành năm 2017 và tập 2 ấn hành đầu năm 2018 - Ảnh: L.Điền

 

Đây là bộ sách được thực hiện công phu cả về sưu tập lẫn khảo cứu.

 

Xuất phát từ bản gốc các tờ báo có từ thời kỳ đầu của chữ quốc ngữ Latin như: Gia Định Báo, Nam Kỳ, Nông Cổ Mín Đàm, Nam Kỳ Địa Phận, Lục Tỉnh Tân Văn, Trung Lập Báo xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1881 đến 1924.

 

Vì vậy, cách gọi "văn chương Sài Gòn" được hiểu là những tác phẩm văn chương ra đời trên mặt báo tại Sài Gòn.

 

Cái mốc 1881 được Trần Nhật Vy tìm ra từ sự kiện ra đời 3 tác phẩm văn xuôi trên mục Thứ Vụ của tờ Gia Định Báo vào ngày 1-12-1881. Theo ông Vy, có thể ngày 1-12-1881 là thời điểm sớm nhất xuất hiện ba tác phẩm văn xuôi công khai trên báo ở Sài Gòn.

 

Ba tác phẩm ấy là: Cách thế cứu người chết ngột, Tên chăn bò, Thằng ăn trộm với con heo. Trong đó, ngoài bài Cách thế cứu người chết ngột dạng khoa học thường thức, thì hai bài Tên chăn bò và Thằng ăn trộm với con heo là của Trương Minh Ký chuyển ngữ từ truyện thơ của La Fontaine.

 

Để không lãng quên văn chương Sài Gòn - Ảnh 2.

Các truyện đăng trên Gia Định Báo năm 1882 (Thứ Vụ), báo Nam Kỳ năm 1898 và Nông Cổ Mín Đàm năm 1901 - Ảnh: Trần Nhật Vy

 

Với tinh thần đó, Trần Nhật Vy sưu tập các áng văn xuôi trên báo, tập hợp lại, chú thích những chữ xưa có thể trở thành khó hiểu đối với người đọc hôm nay, in ra thành tập.

 

Công việc này mang lại cho giới nghiên cứu văn chương một lượng tài liệu quan trọng, đồng thời cung cấp cho bạn đọc một kho tác phẩm của thế hệ tác giả đầu tiên dùng chữ quốc ngữ viết văn, từng công bố, từng nổi đình nổi đám trên báo chí một thời, nhưng đến nay không dễ gì tìm được bản gốc nữa.

 

Thú vị hơn, đọc Văn chương Sài Gòn 1881 - 1924, lại bắt gặp văn phong xưa cũ của Nam Bộ, thấy quả nhiên dòng văn chương Sài Gòn có phong vị riêng, được xem là "nền văn chương dành cho mọi người", "viết bằng tiếng nói thường dùng, với nguyên liệu chính là cuộc sống thường ngày", và "ai đọc đều thấy có mình trong đó".

 

Để không lãng quên văn chương Sài Gòn - Ảnh 3.

 

Một nền văn chương ra đời và trưởng thành sớm song hành với lịch sử hình thành chữ quốc ngữ như vậy, nhưng trong gần suốt thế kỷ 20, nhiều nhà văn học sử gần như bỏ quên, chưa quan tâm đúng mức. Theo ông Vy, "đó là thiệt thòi lớn cho đất nước và cho chúng ta hôm nay".

 

Theo TTO

Lượt xem: 229
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN