Yến Đô, quê hương một góc nhìn

Xưa, các bậc thuỷ tổ trong hành trình mưu sinh đã nhận thấy mảnh đất Yến Đô này thật đẹp mà dừng lại chọn làm nơi an cư lập nghiệp để có được những ngày này: con cháu học tập hanh thông, dân cư đông đúc, buôn bán phát đạt, nông tang dồi dào...

 

Có một câu thơ ở đâu đó cứ phảng phất ngân nga:

 

"Ao làng trăng tắm mây bơi

 

Nước trong như nước mắt người tôi yêu".

 

Không gian thi phú ngập tràn: "Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?". Thật tiếc! Chẳng còn cảnh: "Em ta ngồi giặt áo trên chiếc cầu tre nhỏ gập ghềnh", cũng chẳng còn cảnh hoa bèo tây, hoa rau muống một màu tím ngắt chạy dài ngả nghiêng trong nắng sớm mây chiều. Ao hồ đã bị bê tông hóa, ngẩn ngơ bao nỗi... Trận bão tháng 7 năm 1968 đã thổi đổ cây đa cổ thụ của làng. Cạnh bờ giếng có một cây đa mới trồng vào những năm đầu thế kỷ 21, tuy có tốc độ lớn Phù Đổng nhưng vẫn chưa thể để những nét xù xì cổ kính rêu phong. Dù vậy, lớp lớp con cháu của làng hôm nay vẫn thầm nhủ với nhau:

 

"Em nắm tay anh cho chặt

 

Chúng mình cùng với trăng lên".

 

Chúng mình cùng gìn giữ và làm cho nó (những giá trị văn hóa truyền thống mà cha ông đã xây đắp) mỗi ngày một tốt đẹp, mỗi ngày một trong sáng hơn Lên.

 

Xưa, các bậc thuỷ tổ trong hành trình mưu sinh đã nhận thấy mảnh đất Yến Đô này thật đẹp mà dừng lại chọn làm nơi an cư lập nghiệp để có được những ngày này: con cháu học tập hanh thông, dân cư đông đúc, buôn bán phát đạt, nông tang dồi dào...

 

Các thế hệ hậu sinh có nghĩa vụ nên biết, phải biết quá trình hình thành tồn tại và phát triển ngót nghìn năm trước của làng. Những người mẹ truyền cho con trí thông minh, cha để cho con nhân cách và lòng quả cảm. Công đức tổ tiên ghi dấu ở đình làng mái ngói rêu phong có nét vẽ thời gian, có mũi đao tạc vào trời xanh những đường cong huyền mỹ.

 

Vài chục năm gần đây, không thể để những giá trị tinh thần, những giá trị vật chất tốt đẹp của cha ông bị đi vào quên lãng, mai một, xuống cấp, dân làng và những người con ưu tú đã mua sắm đồ thờ: bát bửu, hoành phi, câu đối, làm cửa bức bàn... tu sửa và tôn tạo. Đình làng ta đã trở lên đẹp đẽ, uy nghiêm xứng với tầm và vị thế đã có. Trong tâm thức mỗi chúng ta:

 

"Cả không gian hồn hậu rất thơm tho

 

Gió hương đưa mùi dìu dịu phất phơ".

 

Và, chúng ta đang thành kính:

 

"...ngả nón trông đình

 

Đình bao nhiêu ngói, nghĩa tình bấy nhiêu".

 

Chúng ta đang nói đến chữ Tình. Tình trong hàm nghĩa tình yêu xiết bao nhiêu nơi đã sinh ra ta, ấy là quê hương:

 

"Quê hương mỗi người chỉ một

 

Như là chỉ một mẹ thôi

 

Quê hương nếu ai không nhớ

 

Sẽ không lớn nổi thành người!"

 

Trong quần thể kiến trúc đình, có một hạng mục không thể không nói tới, đó là nhà bia và bia đá. Những năm 60 của thế kỷ 20, bằng trò chơi đánh đáo trẻ thơ đã vô thức làm hư hại tấm bia. Văn bia nhiều chữ bị mờ, hỏng, mất nét không đọc được. Một số bậc cao niên trong làng đã nhờ các bậc túc nho dịch ra quốc ngữ (năm 1997). Dân làng xin trân trọng cảm ơn:

 

- Dịch giả Đinh Khắc Thuận,

 

Hiệu đính Đinh Văn Minh

 

- Viên Hán - Nôm VN.

 

Qua văn bia, mới hay vị thế không xoàng của làng trong dặm dài lịch sử lao động dựng xây và trong công cuộc bảo vệ giang sơn. Có thể xếp làng vào hàng làng cổ. Mới hay công đức của các bậc tiền nhân một thời lẫm liệt đã dày công khai khẩn, cải tạo ruộng đồng... gom góp vật liệu dựng lên một toà Từ đường, đặt tên là "Sùng Phúc diên khánh" - là diện mạo của làng. Mỗi người hãy tìm hiểu mà bổ sung hiểu biết cho mình. Những ngày tháng năm này, chúng ta đã tri ân một phần công đức của tổ tiên và làm cho làng xóm quê hương ngày một giàu đẹp văn minh.

 

"Xưa xóm nghèo mái rạ chen nhau

 

Ghồ ghề ngõ hẹp

 

Hun hút bờ tre gió rét

 

Mưa dầm lầy lội

 

Bà lưng còng chống gậy bước run

 

Còm cõi vai gầy gánh nặng

 

Sương trắng mùa đông ngõ vắng

 

Quét hoài không hết lá khô

 

Ôi những con đường hẹp ngày xưa

 

Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt

 

Khiến lòng người nhiều khi cũng chật

 

Ta dựng ngày mai biển rộng lúa vàng

 

Bước đi dài đường phải thênh thang".

 

Năm 2010, 2011 làng có nhiều đoạn đường dài bê tông mới tinh khôi hiện lên bởi một số thành viên ưu tú hoặc đang hiện hữu ở làng hoặc đang làm ăn sinh sống ở quê xa, biết tin làng khởi sắc rùng mình chuyển động - Chính họ đã phát tâm công đức góp một phần không nhỏ cho làng trong những bước đi lên!

 

Ai cũng hồ hởi trong lòng. Còn phải nói gì thêm nữa nhỉ?

 

Có một công trình không thể không nói đến đó là cổng làng - cổng làng cũng được ra đời năm 2010. Những ngày thi công đã tấp nập, ngày khánh thành càng nồng nhiệt biết bao nhiêu, chương trình văn nghệ chào mừng vút lên:

 

"Những cô gái da mịn màng như lụa

 

Những chàng trai đang độ tuổi 20

 

Người yêu người, yêu hoa cỏ đất đai

 

Những câu chuyện xoay quanh mùa hái quả".

 

Và, có biết bao nhiêu ý nghĩa của văn hóa phi vật thể được gắn ở cổng làng Yến Đô:

 

- Gia quân tử hiền nhân xuất nhập Yến

 

Môn anh hùng quý khách vãng lai Đô

 

- Cổng rộng thênh thang người qua lại

 

Đường đi thẳng tắp khách ra vào".

 

Những lời thiên kim trên là bởi những thành viên tâm huyết của làng đã kỳ công ra đền Ngọc Sơn _ Hà Nội, xin của một nhà thư pháp. Chúng ta cùng suy ngẫm mà tu dưỡng phấn đấu đặng đóng góp sức lực của mình vào công cuộc đổi mới chung của làng...

 

Thế rồi,

 

Sau lễ hội đầu xuân Nhâm Thìn (2012), nhiều hạng mục khu vực thờ Thần hoàng làng đã được lãnh đạo và nhân dân Yến Đô trùng tu tôn tạo như: tường bao, nhà hóa, tào xá, tàu hiên...

 

Và, không thể không nói đến một công trình _ công trình tôn tạo nhà bia (trong đó có bia, văn bia _ cuốn gia phả của làng) mà khởi thuỷ bởi ý tưởng và nghĩa cử của mọi thành viên họ Trịnh trong làng. Nhà bia được thực thi xây dựng trong vòng một tháng. Lễ cắt băng khánh thành ngày 11/3 âm lịch trước sự chứng kiến của các cấp chính quyền, đại diện các dòng tộc và bà con dân làng.

 

Nhà bia 12 cột, 8 mái cong cong đẹp cổ kính, đẹp trong lòng mỗi người hôm nay. Nhà bia có một hàng đại tự:

 

Tổ tạo tôn bồi (tổ tông xây dựng, cháu con vun đắp), và một đôi câu đối:

 

"Tự tiên tổ như tại kỳ thượng

 

Đắc hậu nhân hoán cải duy tân".

 

Tạm hiểu là: Thờ tiên tổ như kính tại trên cao

 

Cháu con được mở lòng sáng láng.

 

Chữ của nhà thư pháp ở đền Ngọc Sơn - Hà Nội, viết tặng. Như vậy, thật chẳng ý nghĩa lắm sao!

 

Làng ta xưa vốn mang tên Cổ Việt - An Đô. Cổ Việt - An Đô.

 

Đất ở vào thế long mạch dẫn nguồn, chung đúc tú khí, mây nước bao la chầu về, chở linh diệu đến. Do phong thuỷ như vậy mà các đời văn thì khoa bảng, võ thì hiển đạt, nữ thì mỹ nhân nhan sắc tài hoa, "Thế hiển hách tựa vào trời đất mà sánh cùng nhật nguyệt".

 

Những năm đầu thế kỷ 21, các thế hệ con cháu của làng đã làm cho làng thêm khởi sắc, tràn ngập sức xuân. Điều này ai cũng biết, ai cũng nhận thấy.

Từ nay, làng ta như người con gái đẹp.

 

Người con gái có lửa tự trong mắt, tự làn da, lửa từ trong lồng ngực...

 

Bừng bừng khí thế!

 

Theo Văn Hiến Việt Nam

Lượt xem: 307
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN