Gánh gạo đường xa

Mẹ vừa đặt điện thoại xuống, con gái hỏi ngay “Khách nữa hả mẹ?” Tiếng nữa nghe như có ngạc nhiên, âu lo và cả dỗi hờn. “Nhà không có ai lui tới là thứ nhà mạt vận, nghe con!”. Mẹ nói hoài câu đó, để đả thông, để nhắc nhở mà cũng là để cảnh báo. Rồi hai mẹ con lại lục tài bếp núc những món tủ,  món này phối với món kia, gỏi thì phải có bánh phồng tôm, cá nuôi thì không được nấu cháo, đã bánh hỏi thì thôi bánh xèo. Nói chung là phải động não, trí tuệ và đầu tiên, phải có tấm lòng.

 

 

 

Con gái chưa thấy mẹ thong dong tiền bạc bao giờ. Lúc nào cũng câu cửa miệng: phải gói ghém phải căn cơ! Hồi cô còn đi học bằng thứ mực bình với ngòi viết lá tre, hồi còn phải ăn bo bo thay cơm, mẹ đã luôn phải chạy vạy vì khách. Nhà gần bến xe, bà con hay ở nhờ một ngày để sớm hôm sau xếp hàng mua vé đi tiếp. Cô thấy mẹ dớn dác phóng xe đạp ra chợ, trong túi thủ một bộ đồ cũ để đưa ra chợ trời biến thành thực phẩm. Nhưng quần áo cũng đâu có dư mà bán hoài, mẹ nuôi heo, nợ trước trả sau, chuyện gì mẹ cũng san sẻ cho con nghe để con còn chăm ngoan, đừng có phụng phịu với khách. Khi mọi người thoát dần ra thời khốn khổ ấy, mẹ cũng thoát ra theo cách của mẹ. Mẹ hỏi nợ mua một chiếc tủ lạnh Liên Xô, làm đá cục, làm sữa chua cho con đi bỏ mối. Mấy mẹ con bắt đầu nhẹ nhàng, khách đến mẹ vững hơn và con cũng tươi hơn. Mẹ nói “Có đức không sức mà ăn”, con chưa thấy đức đâu, chỉ thấy nhà mình quanh năm thiếu thốn, quanh năm mẹ vắt chân lên cổ vì khách. Khách bà con, khách đồng nghiệp, khách thiên lý, khách chiến trường Campuchia và sau này, cả những vị khách ba lô tìm về Việt Nam vì chuyện riêng hay thuần túy chỉ vì muốn yêu mến đất nước này qua một gia đì 8d6f ;nh và một cái bếp. Mẹ hay trấn an con: Mẹ đang gánh gạo đường xa cho con, biết đâu sau này con cơ nhỡ, biết đâu sau này con của con cần những hạt gạo mẹ đã rắc đường dài này.

 

Mẹ kể khách khứa thời của ngoại còn nhiều lo toan hơn thời của mẹ nữa. Ấp nào xóm nào cũng có Hội Mẹ chiến sĩ để chăm sóc người đi kháng chiến. Đang đêm nghe tiếng xuồng khua dưới bến, vậy là ngoại với mẹ phải choàng dậy  cơm nước trong khi những người lính còn phải lo hầm hố ở hậu vườn, trong đêm. Mỗi vườn nhà chứa một tiểu đội lính, nhìn họ chỉ có cơm suông ngoại không chịu nổi. Con gà con vịt con cá lá rau, dồn cho lính hết. Có bận vừa bộ đội vừa một cơ quan nào đó cùng bám trong vườn, mỗi ngày nấu mấy nồi cơm đại, cực mà vui: Con cái mình ở xa, thế nào cũng được các mẹ các chị chăm lo như vầy! Mẹ kể, để có hạt gạo cho lính, những người đàn bà đã phải thức trắng đêm với ngày mùa, bởi ban ngày còn phải tránh né máy bay. Những đêm hè thu ê ẩm, hai ống chân đàn bà nổi rơm không co lại được vì phải ngâm đêm này chí đêm khác trong thứ nước trừ sâu và diệt cỏ. Mỗi khi mẹ rên rỉ thì ngoại dịu lời: “Má đang gánh gạo đường xa cho anh chị của con, chúng nó cũng sẽ được người khác cho ăn cho mặc như mẹ lo cho con của người ta bây giờ!

 

Ngoại đã ra người thiên cổ, mẹ đã lục tuần mà vẫn không ngơi triết lý gánh gạo đường xa. Có đúng người Việt mình hiếu khách hay thuần túy thích tụ tập, vui vẻ và để trổ tài với thứ văn hóa ẩm thực cầu kỳ, phức tạp? Con cũng không còn trẻ nữa, không biết tự bao giờ, con cũng say mê bếp núc và thích ngắm thực khách trong nhà mình khi họ mang đến cá tính, văn hóa và cả sự ồn ào. Cuộc sống chừng như bớt cứng nhắc và ô trọc đi nhờ nhịp điệu của những lần có khách. Như một ngôi nhà có cánh cửa làm bằng tình thương. Con cũng lo toan y như mẹ sao cho các món vừa sạch vừa thơm mà lại vừa duyên dáng trên chiếc bàn giản dị của nhà mình. Con bỗng thấy tự tin hơn khi ra đường, con đã nhận được rất nhiều phúc đức từ mẹ, và trên mẹ, là từ ngoại, như một thứ nước nguồn róc rách, trong lành, xuôi chảy.

 

Con trai của con đã rời ngôi nhà của bố mẹ để bắt đầu nếm trải miếng cơm ly nước phố phường. Nó kể, nó hay nhận được nhiều tiền boa khi đi làm thêm, một lần nó bị cảm nặng và bà chủ nhà trọ đã nấu cho một nồi cháo cá nhớ đời. Nó nói nó rất tự tin với sức khỏe và sự học, bởi vì đã có bà cố ở trên cao, có sự kỳ vọng của ngoại và có cả những hạt gạo mà con, đứa con gái hay chầy chống của mẹ cuối cùng đã giống hệt mẹ, đã biết rắc gạo đường xa cho con cháu của mình.

 

Dạ Ngân

Lượt xem: 263
Nguồn:tusachtrithuc.org Sao chép liên kết
ĐĂNG KÝ BẢN TIN
Thích viết

Cái gì càng ngắm càng yêu

Cái gì lột tả bao điều yêu thương

Dắt xuân ngọn cỏ tứa sương

Mắt tròn lúng liếng rằng em thương chàng

Hương trời hương đất miên man

Càng yêu, càng ngắm, càng làm bừng hoa

Ở trên khuôn mặt em ta

Rộn xuân đôi má như là gấc nung

Biết em, em đã thẹn thùng

"Anh mà ngắm nữa!

Em ngừng: ... yêu anh!"

"Thôi thôi anh lỗi rành rành

Chỉ tại muốn biết yêu anh thế nào!"

Ánh mắt san sẻ khát khao

Và trao chia gửi. Thế nào là yêu!

CÂU CHUYỆN XUẤT BẢN

NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” - thừa nhận sách có một số nội dung, hình ảnh chưa phù hợp độc giả Việt Nam.

Gửi các thắc mắc của bạn về xuất bản để được tư vấn miễn phí

Dấu * là phần không được để trống
ĐĂNG KÝ BẢN TIN